Vai trò của bán hàng trong cơ chế thị trường

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại: Phần 2 (Trang 25)

Bán hàng trong kinh doanh được coi là hoạt động cơ bản quan trọng của hoạt động kinh doanh có vai trò to lớn đối với nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp.

Đối với nền kinh tế quốc dân hoạt động bán hàng là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu, góp phần đảm bảo cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, cân đối giữa cung với cầu, bình ổn giá cả và đời sống của nhân dân; Tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Đối với cơ quan nhà nước hoạch định chiến lược và chính sách thông qua nhịp điệu mua bán hàng hóa trên thị trường có thể dự đoán được chính xác nhu cầu xã hội từ đó đề ra các quyết sách thích hợp để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với doanh nghiệp thương mại, bán hàng là nghiệp cụ kinh doanh cơ bản, trực tiếp thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa phục vụ cho sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, là khâu quan trọng nối liền sản xuất với tiêu dùng, đảm bảo cân đối giữa cung với cầu đối với từng mặt hàng cụ thể, góp phần ổn định giá cả trên thị trường. Bán hàng là nghiệp vụ cơ bản thực hiện mục đích kinh doanh của doanh ngiệp là lợi nhuận, vì vậy nó quyết định và chi phối các hoạt động khác của doanh nghiệp như nghiên cứu thị trường, tạo nguồn, mua hàng, dịch vụ, dự trữ.

Hoạt động bán hàng của doanh nghiệp được thực hiện theo chiến lược và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp đã vạch ra, hàng hóa của doanh nghiệp được khách hàng chấp nhận, uy tín của doanh nghiệp được giữ vững và củng cố trên thương trường. Bán hàng là hoạt động có quan hệ mật thiết với khách hàng, ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp và sự tái tạo nhu cầu của người tiêu dùng về hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp. Do vậy, đó cũng là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ của doanh nghiệp đối với đối thủ cạnh tranh.

Kết quả hoạt động bán hàng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh sự đúng đắn của mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh sự nỗ lực cố gắng của doanh nghiệp trên thị trường đồng thời thể hiện trình độ tổ chức, năng lực điều hành của các nhà quản trị, tỏ rõ thế và lực của doanh nghiệp trên thương trường.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại: Phần 2 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)