Kết quả xuất khẩu phụ thuộc vào thương nhân cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn, vì vậy phải làm rõ thái độ chính trị, triết lý kinh doanh, khả năng tài chính và uy tín của họ trên thị trường. Kết thúc bước này phải lập được phương án kinh doanh xuất khẩu. Nội dung của phương án kinh doanh thường bao gồm : Những đánh giá khái quát về thị trường và thương nhân: Chọn mặt hàng, thời cơ và phương thức xuất khẩu; Mục tiêu và biện pháp thực hiện; Ước tính sơ bộ hiệu quả xuất khẩu : Xác định các chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu, tỷ suất doanh lợi, điểm hòa vốn và thời gian hòa vốn.
Phương án kinh doanh hàng xuất khẩu là cơ sở để đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu với bạn hàng nước ngoài
8.3.2. Tìm hình thức và biện pháp giao dịch, đàm phán để ký kết hợp đồng xuất khẩu khẩu
Trong nội dung cơ bản của hợp đồng xuất khẩu, hai bên phải thỏa thuận các vấn đề: - Nội dung công việc xuất khẩu
- Bao bì đóng gói, ký mã hiệu hàng hóa
- Thời gian, phương tiện và địa điểm giao hàng, quyền sở hữu hàng hóa - Giám định hàng hóa
- Sát trùng hàng hóa (nếu bên mua yêu cầu) - Điều kiện xếp dỡ hàng hóa và thưởng phạt - Những chứng từ cần thiết cho lô hàng xuất khẩu
- Đồng tiền thanh toán, phương thức, hình thức và thời hạn thanh toán - Các trường hợp bất khả kháng
- Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng - Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng
- Các điều kiện khác - Hiệu lực của hợp đồng
- Các điều kiện khác - Hiệu lực của hợp đồng - Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu - Ủy thác thuê tàu