Các loại dịch vụ khách hàng ở doanh nghiệp thương mạ

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại: Phần 2 (Trang 45 - 46)

Kết hợp với hoạt động chính của kinh doanh thương mại là mua bán hàng hóa, các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng vừa có tác dụng tạo cho doanh nghiệp thương mại tăng thêm được thu nhập, giải quyết việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và giúp cho doanh nghiệp thương mại bán được nhiều, nhanh hàng hơn. Các loại hoạt động dịch vụ khách hàng trong kinh doanh thương mại được phân loại theo các tiêu thức sau:

7.2.1.Theo quá trình mua bán hàng hóa

Các loại dịch vụ khách hàng được chia thành:

- Dịch vụ trước khi mua, bán hàng hóa: Trước khi mua bán hàng hóa với khách hàng, doanh nghiệp thương mại đã phải tiến hành các hoạt động dịch vụ như thông tin, giới thiệu, quảng cáo, chào hàng về loại hàng hóa và dịch vụ kèm theo khi khách hàng mua, bán. Các dịch vụ về chuẩn bị hàng hóa, bao bì, đóng gói sẵn hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng, nhận đặt hàng trước với khách hàng, ký kết các hợp đồng mua, bán hàng hóa... Các dịch vụ về triển lãm hàng hóa tại các hội chợ, triển lãm ở trong nước và quốc tế, tổ chức các phòng trưng bày hàng hóa nhằm giới thiệu sản phẩm và bày mẫu hàng ở các thành phố lớn, ở các nước có nhu cầu hàng hóa và có khả năng xuất khẩu...

- Dịch vụ trong khi mua, bán hàng hóa: Các dịch vụ trong khi mua, bán hàng hóa bắt đầu từ khi giao tiếp giữa khách hàng với doanh nghiệp. Dịch vụ trong khi mua bán hàng hóa với khách hàng bao gồm: dịch vụ giới thiệu hàng hóa, hướng dẫn khách hàng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ ký kết đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ thanh toán tiền hàng, đóng gói hàng bóa. bốc xếp lên phương tiện vận chuyển, vận chuyển hàng hóa đến tận nơi cho khách, giao (nhận) hàng hóa cho khách hàng một cách nhanh gọn và kịp thời giảm thời gian chờ đợi của các phương tiện vận chuyển...

- Dịch vụ sau khi mua, bán hàng hóa: Sau khi mua bán hàng hóa với khách hàng, doanh nghiệp thương mại cần chú ý đúng mức đến dịch vụ hậu mãi. Các dịch vụ sau khi mua bán với khách hàng mà các doanh nghiệp thương mại thường thực hiện là: lắp đặt

hàng hóa tại đơn vị sử dụng; hướng dẫn sử dụng máy móc thiết bị; góp ý kiến về các giải pháp kinh tế - kỹ thuật trong việc sử dụng vật tư hàng hóa; dịch vụ mua lại hàng cũ, sửa chửa, bảo dưỡng, bán phụ tùng và thay thế phụ tùng mới để kéo dài.thời gian sử dụng; hiện đại hóa hàng hóa đã bán; dịch vụ gia công, thay thế, mua lại hàng cũ, đổi hàng mới; tổ chức tái chế và chế biến hàng hóa; hội nghị khách hàng để thu thập ý kiến của khách hàng về chất lượng hàng hóa, về giao nhận, thanh toán, thanh lý các hợp đồng của năm báo cáo và ký kết các hợp đồng mới... Đối với các hàng hóa có giá trị cao như ô tô, các doanh nghiệp thương mại rất chú ý tới dịch vụ hậu mãi. Bởi vì đó là tài sản lớn của khách hàng. Khách hàng muốn được sửa chữa (nhỏ, trung, đại tu) để kéo dài thời gian sử dụng. Cũng chính vì thế việc bảo hành hàng hóa đã bán cũng được thực hiện bằng cách kéo dài thời gian bảo hành, tạo mối quan, hệ thường xuyên, lâu dài giữa doanh nghiệp thương mại và khách hàng đế lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại: Phần 2 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)