Sự phát triển của thị trường lao động

Một phần của tài liệu QT07034 _ Nguy_n Th_ Hoài _ QTNL (Trang 37 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.6.Sự phát triển của thị trường lao động

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đãi ngộ tài chính trong doanh nghiệp

1.3.6.Sự phát triển của thị trường lao động

Đối với mỗi doanh nghiệp, muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường đều phải tuân theo những quy luật khách quan của thị trường. Bởi vậy, các doanh nghiệp phải thường xuyên xem xét và nhìn nhận mối quan hệ giữa cung và cầu lao động trên thị trường lao động nơi mà doanh nghiệp sử dụng lao động để từ đó đưa ra mức đãi ngộ tài chính phù hợp. Khi cung vượt cầu, mức đãi ngộ tài chính sẽ được điều chỉnh giảm và ngược lại. Sự thay đổi cơ cấu lực lượng lao động, các định chế về giáo dục, đào tạo cũng ảnh hưởng đến mức đãi ngộ tài chính của tổ chức.

Tổ chức cũng cần liên tục rà soát lại các mức lương, thưởng, phụ cấp và các chế độ phúc lợi trong doanh nghiệp dựa trên các mức tương ứng của đối thủ cạnh tranh và dựa trên mức chuẩn trên thị trường, từ đó giúp doanh nghiệp xác định vị thế của mình, tránh được tình trạng NLĐ so sánh mức đãi ngộ của bản thân ở trong doanh nghiệp và ngoài thị trường; đồng thời giúp giữ chân NLĐ làm việc lâu dài cho doanh nghiệp, tăng khả năng thu hút lực lượng lao động có chất lượng ngồi thị trường lao động vào làm việc tại doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp thường quan tâm và trả các khoản đãi ngộ tài chính cao hơn so với giá công trên thị trường lao động đối với những lao động khan hiếm, khó thu hút và trả các khoản đãi ngộ tài chính bằng hoặc thấp hơn giá công trên thị trường lao động đối với lao động dư thừa, lao động phổ thơng dễ dàng th mướn. Chính vì vậy thị trường lao động cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới mức đãi ngộ tài chính trả cho NLĐ cũng như ảnh hưởng đến quỹ tiền lương, thưởng, phúc lợi của doanh nghiệp.

Trong một thị trường năng động, có mức độ phát triển cao, các thông tin về mức đãi ngộ tài chính trên thị trường lao động sẽ được NLĐ liên tục cập nhật, đồng thời họ cũng dễ dàng hơn trong việc rời bỏ công ty này để vào làm việc trong một công ty khác nếu như NLĐ khơng hài lịng về mức đãi ngộ được trả. Điều đó sẽ đặt các công ty trước thách thức bị mất nhân viên giỏi và phải điều chỉnh hệ thống đãi ngộ tài chính đến mức hợp lý.

Với một nền kinh tế giàu có, mức GDP bình qn đầu người cao, các mức đãi ngộ tài chính mà NLĐ nhận được sẽ cao và ngược lại. Khi nền kinh

tế tăng trưởng, Nhà nước sẽ phải điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu tăng phù hợp với tốc độ tăng trưởng, qua đó ảnh hưởng đến đãi ngộ tài chính theo hướng tích cực. Ngược lại, trong một nền kinh tế đang suy thoái, xu hướng cắt giảm đầu tư và sự hoạt động không hiệu quả của nhiều doanh nghiệp sẽ đẩy mức giá công lao động xuống thấp nhất, theo đó các khoản phụ cấp, thưởng hay phúc lợi cũng bị cắt giảm theo. Tình trạng lạm phát có thể đẩy mức lương thực tế của NLĐ xuống thấp mặc dù tiền lương danh nghĩa của NLĐ có thể được giữ nguyên hoặc được điều chỉnh tăng nhưng với tốc độ tăng thấp hơn tỉ lệ lạm phát.

Một phần của tài liệu QT07034 _ Nguy_n Th_ Hoài _ QTNL (Trang 37 - 38)