BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1Doanh nghiệp và bản chất tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 2 (Trang 30 - 31)

b. Thông qua tác động điều chỉnh bảng tổng kết tài sản

6.1 BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1Doanh nghiệp và bản chất tài chính doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện chức năng kinh doanh. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một sự kết hợp giữa các nhân tố đầu vào như vốn và lao động để

tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và tiêu thụ trên thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có các hình thức tồn tại sau:

Doanh nghiệp tư nhân: thuộc sở hữu của một cá nhân, chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ và các khoản nợ của doanh nghiệp (tức là chủ sở hữu phải sử

dụng cả tài sản của mình gồm phần tài sản đã đưa vào làm tài sản doanh nghiệp và chưa đưa vào để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp). Thu nhập của doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân của chủ doanh nghiệp.

Công ty hợp danh: thuộc sở hữu của từ hai người trở lên. Chủ sở hữu doanh nghiệp có trách nhiệm là vô hạn đối với các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn: hoạt động như mô hình doanh nghiệp hợp danh (tức là có nhiều người góp vốn để thành lập doanh nghiệp) nhưng trách nhiệm của các thành viên chỉ giới hạn ở số vốn đã góp.

Công ty cổ phần: được thành lập trên cơ sở góp vốn cổ phần của các cổđông. Công ty cổ phần tồn tại như một thực thểđộc lập với các chủ sở hữu, trách nhiệm giới hạn ở số

vốn điều lệ.

Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu điểm và nhược điểm riêng và phù hợp với quy mô và trình độ phát triển nhất định. Hầu hết các doanh nghiệp lớn hoạt động với tư cách là các công ty cổ phần và đây cũng là loại hình phát triển nhất của doanh nghiệp.

Khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, ăn khớp về những hoạt động liên quan tới nhà nước, các thị trường hàng hóa dịch vụ, thị trường

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 143

tài chính, thị trường lao động và tổ chức nội bộ trong doanh nghiệp, nhằm tạo ra sự tăng trưởng, đạt được tỷ suất lợi nhuận tối đa. Chính trong quá trình đó đã làm nảy sinh hàng loạt những quan hệ kinh tế với các chủ thể khác thông qua sự vận động của vốn tiền tệ.

Quan hệ kinh tế với nhà nước

Theo quy định của luật pháp, các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ pháp lý trong việc nộp thuế cho nhà nước. Lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được phụ thuộc lớn vào chính sách thuế. Mặt khác, sự thay đổi về chính sách tài chính vĩ mô của nhà nước làm thay đổi môi trường

đầu tư, từđó cũng ảnh hưởng tới cơ cấu vốn kinh doanh, chi phí hoạt động của từng doanh nghiệp, chẳng hạn như chính sách đầu tư, hỗ trợ tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp.

Quan hệ kinh tế với thị trường

Với tư cách là chủ thể kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp không thể tách rời hoạt

động của thị trường. Doanh nghiệp tiếp cận thị trường trên hai phương diện. Thứ nhất, thị

trường là nơi cung cấp các yếu tốđầu vào để doanh nghiệp lựa chọn, như thị trường hàng hóa cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, dịch vụ; thị trường tài chính cung cấp nguồn tài chính

đa dạng, phong phú nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn, thị trường lao động cung ứng lao động cần thiết cho doanh nghiệp. Thứ hai, thị trường là nơi để các doanh nghiệp tiêu thụ những hàng hóa dịch vụđầu ra của mình.

Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp Gồm các quan hệ tài chính như:

+ Quan hệ giữa doanh nghiệp mẹ và doanh nghiệp con,

+ Quan hệ giữa doanh nghiệp với người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua các cơ quan quản lý doanh nghiệp, + Quan hệ giữa doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp,

+ Quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động…

Nhìn chung, các quan hệ kinh tế nêu trên đã khái quát hóa toàn bộ những khía cạnh về sự

vận động của vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc trưng của sự vận động của vốn này là luôn gắn liền chặt chẽ với quá trình phân phối các nguồn tài chính giữa doanh nghiệp và xã hội nhằm tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình kinh doanh.

Từ các quan hệ kinh tế tài chính đã nêu trên có thể định nghĩa bản chất của tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính, được thực hiện thông qua quá trình huy động và sử dụng các loại vốn, quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 2 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)