Nguyên tắc chi ngân sách nhàn ước

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 2 (Trang 63 - 64)

Việc chi ngân sách nhà nước phải thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc chi trên cơ sở thu

- Nguyên tắc chi có hiệu quả

- Nguyên tắc chi có trọng tâm trọng điểm

Hộp 7.2. Đầu tư công và nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam

Đâu là nguyên nhân nền tảng khiến kinh tế Việt Nam luẩn quẩn trong vòng xoáy lạm phát cao trong giai đoạn 2007-2011?

Ảnh hưởng của tình hình thế giới đến giá cả trong nước là có mức độ và chưa phải là nhân tố quyết định làm CPI tăng cao. Bằng chứng là nhiều quốc gia trong khu vực cũng chịu chung tác động của giá cả quốc tế nhưng mức độ lạm phát thấp hơn nhiều so với Việt Nam. Trong giai đoạn 2007- 2010, tỷ lệ lạm phát bình quân của Trung Quốc vào khoảng

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 176

3,32%/năm; Thái Lan 3,2%/năm; Malaysia 2,4%/năm; Indonesia 6,5%/năm; Philippines 4,8%/năm. Trong khi đó, trong giai đoạn 2007-2011, lạm phát của Việt Nam nhìn chung đều

ở mức 2 con số với mức tăng trung bình là 11,5%/năm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam ở mức 18,13% trong năm 2011, chỉ thấp hơn mức kỷ lục 19,78% của năm 2009. Như

vậy, yếu kém nội tại của nền kinh tế là nguyên nhân lớn nhất của tình trạng lạm phát.

Trưởng đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Tomoyuki Kimura nói: “Những nguyên nhân gốc rễ của lạm phát cao ở Việt Nam là do đầu tư công, đặc biệt là ở khu vực doanh nghiệp nhà nước thiếu hiệu quả, và sự phụ thuộc quá mức vào tín dụng từ hệ thống tài chính yếu kém bị chi phối bởi vài ngân hàng thương mại nhà nước”.

Việt Nam chủ trương phát triển kinh tế ở mức độ cao. Chính phủ đặt ra những chỉ tiêu tăng trưởng 7%-8% trong 10 năm từ 2010 tới 2020. Để đạt được mục tiêu phát triển, chính phủ gia tăng chương trình đầu tư công qua các doanh nghiệp nhà nước và hậu quả là làm tăng mức cầu về tín dụng. Do đó có thể nói rằng lạm phát hiện nay phần lớn do sức cầu kéo.

Ngoài ra Việt Nam còn có vấn đề bội chi ngân sách tương đương với 8.9% và 5.9% của tổng sản phẩm nội địa (gross domestic product – GDP) lần lượt trong hai năm 2009 và 2010. Cán cân thương mại thiếu hụt thường xuyên trong nhiều năm vừa qua. Mức thiếu hụt này tương đương với 8.9% và 10.2% của GDP trong 2009 và 2010. Những con số này chứng tỏ

rằng chi tiêu của nhà nước cao hơn thu nhập và nhu cầu nhập khẩu cao hơn trị giá hàng xuất khẩu. Hai sự thiếu hụt này tạo áp lực trên giá cả bằng cả hai tác động cầu kéo và chi phí đẩy. Tuy nhiên trong trường hợp bội chi ngân sách, chi tiêu của nhà nước làm tăng GDP trong ngắn hạn còn cán cân thương thiếu hụt làm giảm GDP.

Nguồn: Biên tập lại từ Tư Hoàng, 2012, “Nguyên nhân nào của vòng xoáy lạm phát cao?”,

Kinh tế Sài gòn online, ngày 10/1/2012

7.2.5 Cân đối ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 2 (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)