b. Thông qua tác động điều chỉnh bảng tổng kết tài sản
6.1.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế tồn tại khách quan trong nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ. Sự vận động của nó một mặt phải tuân theo những quy luật kinh tế khách quan, mặt khác do tài chính doanh nghiệp là các quan hệ nằm trong hệ thống những quan hệ kinh tế
Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 144
gắn liền với hoạt động kinh doanh nên tài chính doanh nghiệp còn chịu sự chi phối bởi các mục tiêu và phương hướng thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động kinh doanh. Trên góc độ này tài chính doanh nghiệp được xem là một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong quản lý kinh doanh.
Vai trò của tài chính doanh nghiệp được biểu hiện qua các mặt sau:
Thứ nhất, tài chính doanh nghiệp tổ chức huy động và phân phối sử dụng các nguồn lực tài chính có hiệu quả.
Đối với một doanh nghiệp, vốn là yếu tố vật chất cho sự tồn tại và phát triển. Do vậy, vấn
đề tổ chức huy động và phân phối sử dụng vốn sao cho có hiệu quả trở thành nhiệm vụ rất quan trọng đối với công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, vốn cũng là một loại hàng hóa, cho nên việc sử dụng vốn của doanh nghiệp phải trả một khoản chi phí nhất định. Vì thế, doanh nghiệp cần phải chủ động xác định nhu cầu vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.
Song song với quá trình huy động vốn, tài chính doanh nghiệp còn có vai trò tổ chức phân phối, sử dụng vốn để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Tính hiệu quả của việc sử dụng vốn
được biểu hiện ở hai khía cạnh:
+ Về mặt kinh tế, lợi nhuận tăng, vốn của doanh nghiệp không ngừng được bảo toàn và phát triển.
+ Về mặt xã hội, các doanh nghiệp không chỉ làm tròn nghĩa vụ của mình đối với nhà nước mà còn không ngừng nâng cao mức thu nhập của người lao động.
Để đạt được các yêu cầu trên đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng chủđộng nắm bắt tín hiệu thị trường, lựa chọn phương án kinh doanh thích hợp và có hiệu quả. Trên cơ sở
phương án kinh doanh đã được xác định, doanh nghiệp tổ chức bố trí sử dụng vốn theo phương châm: tiết kiệm, nâng cao vòng quay và khả năng sinh lời của đồng vốn.
Thứ hai, tài chính doanh nghiệp tạo lập các đòn bẩy tài chính để kích thích điều tiết các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều người, nhiều bộ phận với nhau, đặt trong các mối quan hệ kinh tế. Vì vậy, nếu sử dụng linh hoạt, sáng tạo các quan hệ phân phối của tài chính để tác động đến các chính sách lương, tiền thưởng và các chính sách khuyến khích vật chất khác sẽ có tác động tích cực đến việc tăng năng suất, kích thích tiêu dùng, tăng vòng quay vốn và cuối cùng là tăng được lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu người quản lý phạm phải những sai lầm trong việc sử dụng các
đòn bẩy tài chính và tạo nên cơ chế quản lý tài chính kém hiệu quả, thì tài chính doanh nghiệp lại trở thành “vật cản” gây kìm hãm hoạt động kinh doanh.
Thứ ba, tài chính doanh nghiệp kiểm tra đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Xuất phát từ vấn đề có tính nguyên lý là khi đầu tư vốn kinh doanh bất kỳ nhà doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn đồng vốn của mình mạng lại hiệu quả kinh tế cao nhất, do
Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 145
vậy với tư cách là một công cụ quản lý hoạt động kinh doanh, tài chính doanh nghiệp nhất thiết phải có vai trò kiểm tra để nâng cao tính tiết kiệm và hiệu quả của đồng vốn.
Tài chính doanh nghiệp thực hiện kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Cụ thể các chỉ tiêu đó là chỉ tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về các khả năng thanh toán, chỉ tiêu đặc trưng về hoạt động, sử dụng các nguồn tài chính, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời… Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, cho phép doanh nghiệp có căn cứ quan trọng đểđề ra kịp thời các giải pháp tối ưu làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp.
6.2 QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH 6.2.1 Khái niệm vốn kinh doanh