Vốn là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển sản xuất. Để động viên nguồn vốn phục vụ cho phát triển kinh tế, chính sách về vốn phải đảm bảo hai nguyên tắc: đảm bảo quyền lợi của những người bỏ vốn và hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn.
Mục tiêu của chính sách về vốn là tạo ra môi trường pháp lý và kinh tế thuận lợi để huy
động mọi nguồn vốn tiền tệ phục vụ cho đầu tư, tăng trưởng kinh tế. Các nguồn vốn này bao gồm vốn đầu tư kinh tế của nhà nước, vốn tự có của doanh nghiệp, vốn nhàn rỗi của dân cư và vốn từ nước ngoài.
Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 180
- Trách nhiệm tạo vốn để phát triển sản xuất kinh doanh trước hết thuộc về các doanh nghiệp. Kiên quyết bãi bỏ tình trạng bao cấp về vốn cho các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tự tạo vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình thông qua hình thức tích lũy vốn từ quá trình kinh doanh hoặc tìm kiếm nguồn tài trợ vốn từ bên ngoài. Các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm theo pháp luật đối với những người cung cấp vốn cho mình và được quyền tự do trong các quyết định đầu tư vốn để tìm kiếm lợi nhuận.
- Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhằm giải phóng mọi tiềm năng về vốn của các thành phần kinh tế và dân cư, tiết kiệm, tập trung hướng vào đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực mà nhà nước không cần nắm vai trò chủ đạo như các lĩnh vực thương mại, dịch vụ và một số lĩnh vực sản xuất nhằm tập trung nguồn vốn nhà nước vào các lĩnh vực kinh tế then chốt, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của nhà nước.
- Phát triển thị trường tài chính và các trung gian tài chính. Có thể nói thị trường tài chính và các trung gian tài chính có một vai trò hết sức quan trọng trong việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và phân phối hiệu quả các nguồn vốn đó. Chính vì vậy nhiệm vụ
của chính sách tài chính trong lĩnh vực này là phải tạo ra được những hành lang pháp lý để
vừa hỗ trợ các thị trường tài chính và trung gian tài chính phát triển, vừa tăng cường khả năng giám sát của nhà nước để đề phòng những biến động có hại của thị trường tài chính và các trung gian tài chính.
- Có chiến lược kinh tế đối ngoại đúng đắn để thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Các chính sách của nhà nước vì vậy không chỉ bảo vệ quyền lợi của
đất nước mà phải quan tâm tới cả quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài. Một môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định, một hành lang pháp lý đầy đủ, minh bạch, một định hướng mở cửa, ưu đãi đối với nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài trên cơ sở cân bằng quyền lợi của cả
trong và ngoài nước là những điều kiện tiền đềđể chính sách này thành công.