TÓM TẮT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 2 (Trang 46 - 47)

b. Thông qua tác động điều chỉnh bảng tổng kết tài sản

TÓM TẮT CHƯƠNG

1. Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính, được thực hiện thông qua quá trình huy động và sử dụng các loại vốn, quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tổ chức huy động và phân phối sử dụng các nguồn lực tài chính có hiệu quả; nó tạo lập các đòn bẩy tài chính để kích thích điều tiết các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp và giúp kiểm tra đánh giá hiệu quả các hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là khối lượng giá trị được tạo lập và đưa vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Xét theo công dụng và đặc điểm luân chuyển giá trị, vốn kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm vốn cố định, vốn lưu động. Vốn cố định tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh và luân chuyển giá trị dần dần từng phần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tạo ra trong các chu kỳ kinh doanh. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào trong giá trị sản phẩm trong một chu kỳ kinh doanh. Việc quản lý vốn cố định và vốn lưu động được thực hiện trên cả hai phương diện: quản lý hiện vật và quản lý giá trị.

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 159

3. Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp là những nguồn lực tài chính được doanh nghiệp huy động, khai thác để tiến hành hoạt động kinh doanh. Nguốn vốn

được phân loại thành các thành phần khác nhau dựa vào các căn cứ khác nhau. Nhiệm vụ của các nhà quản trị tài chính là phải xác định cấu trúc nguồn vốn hợp lý vừa đảm bảo giảm thiểu chi phí huy động, gia tăng giá trị doanh nghiệp đồng thời vẫn kiểm soát được những rủi ro cho doanh nghiệp.

4. Chi phí là giá trị của toàn bộ các hao phí về vật chất và lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong một thời kỳ kinh doanh. Thu nhập của doanh nghiệp là số tiền mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động đầu tư kinh doanh. Lợi nhuận của doanh nghiệp là phần chênh lệch dương giữa thu nhập và chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Việc thiết lập một cơ chế phân phối lợi nhuận thật tốt là cần thiết để giải quyết hài hòa lợi ích kinh tế của các đối tượng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tạo ra động lực mới cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 2 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)