Chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods (Bản vị hối đoái vàng)

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 2 (Trang 77)

Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, đểổn định cho sự phát triển thương mại quốc tế, các nước trong hệ thống tư bản chủ nghĩa đã thiết lập chếđộ tiền tệ thanh toán chung cho quốc tế

dựa trên Hiệp ước Bredtton Woods vào tháng 7/1944. Nội dung cơ bản của Hiệp ước này là công nhận đôla Mỹ (USD) là phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế và có thểđổi ra vàng không hạn chế với tỷ giá 35 đôla một ounce (31,010gram). Tỷ giá giữa đồng tiền các nước thành viên được hình thành trên cơ sở so sánh đồng giá vàng giữa tiền các nước và chỉđược phép dao động trong biên độ 1% như đã được cam kết với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Nếu vượt quá biên độ này thì ngân hàng trung ương các nước phải can thiệp vào thị trường tiền tệ

bằng cách mua vào hoặc bán ra một lượng USD nhất định đểổn định lại tỷ giá. Như vậy, Hiệp

ước Bredtton Woods là thỏa thuận hướng tới xác lập một chếđộ tỷ giá cốđịnh. Trong chếđộ

này, vàng vẫn đóng vai trò trung tâm để so sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau thông qua chiếc cầu nối là đồng USD, cho nên người ta còn gọi đây là chếđộ tỷ giá ngoại hối vàng (tức là bản vị vàng- ngoại tệ).

Trong suốt thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70, nền kinh tế các nước Tây Âu và Nhật Bản tăng trưởng nhanh hơn nền kinh tế Mỹ. Cán cân thanh toán Mỹ bội chi liên tục. Mỹ cũng phải chi tiêu nhiều cho các cuộc chiến tranh ở các nước. Hàng trăm tỷđôla Mỹ lạm phát ra nước ngoài tràn ngập thị trường thế giới làm cho đôla Mỹ mất giá liên tục. Kho vàng dự trữ của Mỹ giảm

đến mức thấp nhất. Mỹ phải đình chỉđổi đôla lấy vàng cho Ngân hàng trung ương nước ngoài và đình chỉ việc ổn định giá vàng trên thế giới. Đôla Mỹ không còn liên hệ gì với vàng nữa... Chếđộ bản vị đôla Mỹ sụp đổ và chế độ tỷ giá cốđịnh Bretton Woods cũng bị chấm dứt từ

tháng 8 năm 1971. Sau khi Tổng thống Mỹ Nixson chính thức tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn mọi hình thức chuyển đổi đôla giấy của Mỹ ra vàng, thì từ tháng 3/1973 toàn thế giới thực hiện chếđộ tỷ giá mới: chếđộ tỷ giá thả nổi.

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 2 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)