CHI PHÍ, THU NHẬP, LỢI NHUẬN KINH DOANH 1Chi phí kinh doanh

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 2 (Trang 43 - 44)

b. Thông qua tác động điều chỉnh bảng tổng kết tài sản

6.4 CHI PHÍ, THU NHẬP, LỢI NHUẬN KINH DOANH 1Chi phí kinh doanh

Về mặt thực chất, quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình kết hợp các yếu tố: tài sản cốđịnh, tài sản lưu động và lao động của con người. Tùy theo đặc điểm của mỗi doanh nghiệp mà quá trình kinh doanh có thể thực hiện một, một số hoặc tất các các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm thu được lợi nhuận. Quá trình kinh doanh làm phát sinh các chi phí do phải tiêu hao loại nguyên vật liệu, hao mòn TSCĐ, lương phải trả cho người lao động, các khoản chi phí bằng tiền… Về nguyên tắc, chi phí kinh doanh này phải được trang trải bằng số thu nhập mà doanh nghiệp kiếm được.

Căn cứ vào các công đoạn của quá trình kinh doanh, có thể chia chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thành các nhóm chi phí sau:

Chí phí sản xuất trực tiếp

Chi phí sản xuất trực tiếp gồm toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để trực tiếp tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Xét về cơ cấu, chi phí sản xuất được cấu thành bởi các khoản mục chi phí:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu chính, phụđược sử dụng trực tiếp để sản xuất, chế tạo ra sản phẩm; thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất kinh doanh.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản tiền phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, trực tiếp cung ứng dịch vụ như tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, tiền bảo hiểm xã hội…

- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phục vụ trực tiếp trong quá trình chế tạo sản phẩm, thực hiện cung ứng dịch vụ như chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho quản lý ở phân xưởng, khấu hao TSCĐ…

Đặc điểm nổi bật của chi phí sản xuất là sự tăng giảm của chúng có liên quan tới sự tăng giảm của quy mô và khối lượng kinh doanh. Vì vậy, để tăng khối lượng sản phẩm, dịch vụ và hạ thấp chi phí, tăng lợi nhuận, đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao công suất thiết bị, máy móc và nâng cao năng suất lao động thông qua việc áp dụng khoa học công nghệ

hiện đại, cải thiện các điều kiện lao động, đổi mới hình thức trả lương để kích thích công nhân viên, tích cực tìm kiếm các loại vật liệu thay thế mới nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong công đoạn tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, và cung ứng dịch vụ. Chi phí bán hàng có thể chia ra làm hai loại:

- Chi phí lưu thông: Là những chi phí liên quan trực tiếp tới việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ gồm chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, hoa hồng bán hàng…,

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 156

- Chi phí tiếp thị: Là những chi phí gắn liền với việc tìm kiếm và mở rộng thị trường, như chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí quảng cáo, khuyến mãi, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa … Trong nền kinh tế thị trường, chi phí tiếp thị có vai trò rất quan trọng. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp làm ra với chất lượng tốt, bằng hoạt động tiếp thị mà doanh nghiệp có thể thuyết phục và lôi cuốn nhiều khách hàng mua sản phẩm, qua đó, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao.

Chi phí quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh

Bao gồm chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính tổ chức. Đây là những khoản chi gián tiếp. Về cơ bản, chi phí gián tiếp không quan hệ trực tiếp tới việc sản xuất sản phẩm. Hay nói cách khác, sự tăng giảm của quy mô và khối lượng sản phẩm sản xuất không

ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng giảm của chi phí gián tiếp. Thậm chí, nhiều khoản chi phí vẫn phát sinh ngay cả khi doanh nghiệp tạm dừng sản xuất. Do tính chất như vậy nên trong giá trị

sản phẩm dở dang, thành phẩm, lao vụ chưa tiêu thụ không chứa đựng chi phí gián tiếp. Những chi phí nêu trên là những chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp. Ngoài ra, để thực hiện các mục tiêu của kinh doanh, doanh nghiệp còn phải chi trả những chi phí liên quan đến hoạt động tài chính, như chi phí liên doanh, chi phí đầu tư tài chính, chi phí cho vay vốn, chi phí liên quan tới mua bán ngoại tệ hoặc những chi phí từ các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động kinh doanh cơ bản, hoạt động tài chính, như chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản, chi phí thuê tài sản, tài sản thiếu hụt. Về nguyên tắc, những chi phí hoạt động tài chính, chi phí bất thường được theo dõi riêng, và không hạch toán vào giá thành sản phẩm kinh doanh.

Nghiên cứu chi phí có ý nghĩa trong việc tính toán đúng kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) tránh hiện tượng lãi giả lỗ thật do không hạch toán đầy đủ chi phí. Việc nghiên cứu chi phí cũng giúp phát hiện các khỏan chi phí còn bất hợp lý để tìm kiếm biện pháp khắc phục nhằm hạ

thấp giá thành và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 2 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)