Dự trữ cán cân (official reserve transaction)

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 2 (Trang 84 - 85)

Hạng mục này phản ánh dự trữ ngoại hối của quốc gia tăng thêm hay giảm đi. Phần dự trữ

cán cân được tổng hợp trên cơ sở những thay đổi trong tài sản Có ngoại tệ ròng, thay đổi về

nợ quá hạn và các nguồn tài trợ khác.

Tài sản Có ngoại tệ ròng là phần chênh lệch tài sản Có ngoại tệ và tài sản Nợ ngoại tệ thể

hiện trên bảng cân đối thống kê tiền tệ tổng hợp của ngân hàng trung ương và các tổ chức tín dụng. Thay đổi Tài sản Có ngoại tệ ròng là sự tăng giảm tài sản Có ngoại tệ ròng của đầu kỳ

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 197

Nợ quá hạn phản ánh khoản nợ nước ngoài đến hạn mà chưa trảđược, có thể cơ cấu lại.

Các nguồn tài trợ bao gồm nguồn tín dụng từ quỹ và các khoản dự trữ quốc tế khác.

8.3.3 Tác động của cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán của một nước phản ánh kết quả hoạt động trao đổi đối ngoại của nước

đó với các nước khác. Trường hợp cán cân thặng dư hay bội chi cho biết nước đó là chủ nợ

hay đang mắc nợ nước ngoài và có tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Tình trạng dư

thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán tại một thời điểm nhất định sẽảnh hưởng tới quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường, do đó ảnh hưởng ngay đến tình hình biến động của tỷ

giá hối đoái của nước đó. Nhìn chung, dư thừa cán cân thanh toán sẽ dẫn đến sựổn định hoặc giảm tỷ giá hối đoái mặc dù sự dư thừa quá nhiều của cán cân có thể tăng sức ép lên mức giá cả trong nước. Ngược lại, thiếu hụt cán cân thanh toán sẽ làm cho tỷ giá hối đoái mất tính ổn

định và tăng lên từđó sẽ tạo ra những biến động trong phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, thực trạng của cán cân thanh toán có thể kích thích các nhà hoạch định chính sách thay đổi nội dung chính sách kinh tế của họ. Thâm hụt cán cân thanh toán có thể làm cho chính phủ nâng lãi suất lên hoặc giảm bớt chi tiêu công cộng để giảm chi về nhập khẩu... Do vậy, cán cân thanh toán được xem là một trong những tài liệu quan trọng nhất đối với các nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô.

Giữ cho cán cân thanh toán cân bằng được xem là một trong những mục tiêu quan trọng trong chính sách kinh tế của quốc gia. Khi cán cân thanh toán bội thu hoặc bội chi, các nước thường phải áp dụng các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán.

8.3.4 Điều chỉnh cân thanh toán quốc tế

Khi cán cân thanh toán bội thu, các nước thường sử dụng số bội thu đó để tăng cường đầu tư ra nước ngoài và bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Khi cán cân thanh toán bội chi, do nó có xu hướng tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nên các nước thường áp dụng các biện pháp đểđiều chỉnh nó.

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 2 (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)