Khái niệm tài chính công

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 2 (Trang 49 - 51)

b. Thông qua tác động điều chỉnh bảng tổng kết tài sản

7.1.2 Khái niệm tài chính công

Bàn về phạm trù tài chính công, hiện có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng tài chính công đồng nghĩa với tài chính nhà nước, nhưng có ý kiến khác lại cho rằng tài chính công là một bộ phận của tài chính nhà nước.

Thực tế, trong hệ thống tài chính, chúng ta có thể xác lập khâu tài chính của nhà nước dựa trên ba tiêu chí gồm (1) đó là các loại hình tài chính gắn liền với hình thức sở hữu nhà nước, (2) các hoạt động tài chính được thực hiện theo một khuôn khổ pháp lý của nhà nước, (3) mục tiêu của tài chính nhà nước hướng vào thực hiện các chức năng chính trị, xã hội và kinh tế của nhà nước.

Tiêu chí (1) là để phân biệt khâu tài chính nhà nước với các khâu tài chính khác trong hệ

thống tài chính. Với tiêu chí này, có thể xem tất cả các loại hình tài chính có gắn liền với hình thức sở hữu nhà nước là bộ phận của khâu tài chính nhà nước. Còn tiêu chí (2) và (3) góp phần làm rõ thêm đặc điểm của khâu tài chính nhà nước.

Khi bàn về tài chính công, các nhiều học giả thống nhất rằng tài chính công là những hoạt động thu, chi bằng tiền của nhà nước hướng vào phục vụ lợi ích cộng đồng xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.

Quá trình phát triển của tài chính công đã cho thấy phạm trù này bao hàm nhiều nội dung. Một là, trong khuôn khổ của một quốc gia, tài chính công thuộc hình thức sở hữu nhà nước và

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 162

quốc hội, là cơ quan quyền lực tối cao của một quốc gia có quyền áp đặt mọi khoản thu, chi của quốc gia hay có thểủy quyền cho chính phủ hoặc cơ quan nhà nước quyền quyết định đó. Hai là, khâu tài chính này hoạt động không vì lợi nhuận. Ba là, tài chính công cung cấp hàng hóa, dịch vụ công gắn liền với nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội. Mọi người dân có thể

tiếp cận và sử dụng những hàng hóa do khâu tài chính này cung cấp mà không phải trả tiền, hoặc có trả nhưng không theo cơ chế giá cả thị trường. Hay nói cách khác, vấn đề “người hưởng lợi tự do không phải trả tiền” là hiện tượng phổ biến trong hoạt động tài chính công.

Từđó, có thểđưa ra khái niệm tài chính công là những hoạt động thu chi tiền tệ của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công cho xã hội.

Với quan điểm như vậy, giữa tài chính nhà nước và tài chính công có sự khác nhau. Tuy vậy, tài chính công và tài chính nhà nước đều là thuật ngữ phản ánh những hoạt động tài chính

được tiến hành bởi chủ thể nhà nước. Sự phân biệt giữa tài chính công và tài chính nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội bước vào giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại, trong đó tài chính nhà nước bao gồm: tài chính công và tài chính doanh nghiệp nhà nước. Trước thế kỷ thứ 19, với chức năng là một tổ chức công quyền không can thiệp vào kinh tế, thì tất cả những công cụ tài chính mà nhà nước sử dụng để phản ánh thuần túy những thuộc tính của tài chính công, đó là cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội thông qua cung cấp nguồn tài chính để nhà nước thực hiện các hoạt động chính trị, quản lý hành chính, tư pháp và an ninh quốc phòng. Đến giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại, do yêu cầu phát triển kinh tế, nhà nước phải đảm nhận chức năng kinh tế song hành với các hoạt động chính trị, quản lý hành chính, tư pháp, quốc phòng. Chính những thay đổi này làm cho tài chính nhà nước mở rộng về phạm vi và nội dung hoạt động bao gồm hai bộ phận:

Tài chính nhà nước dung nạp thêm bộ phận tài chính các doanh nghiệp nhà nước thông qua chính sách quốc hữu hóa các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân hay chính sách đầu tư mới của nhà nước. Hàng hóa mà doanh nghiệp nhà nước cung cấp cho xã hội đa phần là những hàng hóa tư (phản ánh thông qua giá cả), hay nói cách khác, hoạt động tài chính này không còn tính thuần túy của hoạt động tài chính nhà nước trong việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công.

Tài chính công không chỉ thực hiện nghiên cứu các công cụ huy động nguồn lực để

tài trợ nhu cầu chi tiêu công mà còn mở rộng ra hơn nghiên cứu chính sách sử dụng các công cụ thuế, tín dụng, chi tiêu công (thông qua các nghiệp vụđầu tư và hỗ trợ tài chính cho các khu vực kinh tế…) để nhà nước can thiệp một cách hữu hiệu vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển theo định hướng của nhà nước.

Như vậy, có thể thấy tài chính nhà nước bao hàm sựđan xen của những hoạt động mang tính chất công, không vì mục đích lợi nhuận và một số hoạt động mang tính chất tư, vì mục

đích lợi nhuận, như hoạt động kinh doanh của bộ phận tài chính doanh nghiệp nhà nước. Bộ

phận tài chính doanh nghiệp nhà nước, như vậy, khác với bộ phận tài chính công vì mặc dù vốn tài trợ cho khâu tài chính này lấy từ ngân sách nhà nước nhưng hoạt động thu chi tài chính được thực hiện ở bộ phận tài chính này hoàn toàn không mang tính chất công. Ngày

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 163

nay, nhận thức tầm quan trọng của lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước thể hiện đúng đắn xu hướng cải cách chính sách trong nền kinh tế

hiện đại, đặc biệt là trong xu hướng phát triển cạnh tranh và hội nhập. Doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp thuộc khu vực tư phải là một đơn vị kinh doanh thực sự và lợi nhuận chính là nguồn lực sống còn của nó.

Phù hợp với nền kinh tế Việt Nam, tài chính công bao gồm quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ ngoài ngân sách (quỹ bảo hiểm xã hội, các quỹ hỗ trợ tài chính…), tài chính các đơn vị

quản lý hành chính, tài chính các đơn vị sự nghiệp trong đó quỹ ngân sách nhà nước là bộ

phận quan trọng nhất.

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 2 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)