Sử dụng công cụ tỷ giá

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 2 (Trang 85 - 88)

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 198

Khi cán cân thanh toán thiếu hụt, chính phủ có thể thực hiện phá giá (develuation) hay giảm giá (depreciation) tiền tệ, tức là làm tỷ giá hối đoái tăng lên. Chính sách này tác động trên hai khía cạnh. Một mặt, tỷ giá hối đoái tăng lên sẽđẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, khuyến khích đầu tư của nước ngoài vào trong nước nhằm tăng thu ngoại hối. Mặt khác hạn chế nhập khẩu hàng hóa, hạn chếđầu tư ra nước ngoài làm giảm nhu cầu ngoại hối. Tác động tổng hợp giúp điều chỉnh sự thiếu hụt của cán cân thanh toán

c. Vay nợ

Vay nợ cũng là một công cụ đểđối phó với tình trạng thiếu hụt cán cân thanh toán quốc tế. Vay nợ trước tiên thông qua nghiệp vụ qua lại đồng nghiệp với các đại lý ngân hàng ở

nước ngoài để vay ngoại tệ nhằm bổ sung vào lượng ngoại hối cung cấp cho thị trường. Sau

đó, chính phủ có thể thực hiện các khoản vay song phương từ các chính phủ khác hoặc vay các tổ chức tín dụng quốc tế.

Nếu đã dùng các biện pháp trên mà tình hình thiếu hụt cán cân thanh toán vẫn trầm trọng, các nước phải xuất khẩu vàng để trả nợ. Khi đã áp dụng tất cả các biện pháp điều chỉnh mà vẫn không giải quyết được tình trạng xấu của cán cân thanh toán quốc tế, quốc gia sẽ phải tuyên bố “phá sản” hay “vỡ nợ” và đình chỉ trả nợ nước ngoài.

Các biện pháp điều chỉnh thiếu hụt cán cân thanh toán quốc tế trình bày trên chỉ có tác dụng trong ngắn hạn nhằm tránh một cuộc khủng hoảng do thâm hụt cán cân. Về lâu dài, để đảm bảo tình trạng tốt của cán cân thanh toán quốc tế, quốc gia sẽ phải thực hiện cải tổ cơ cấu kinh tế cho phù hợp, khuyến khích xuất khẩu hàng hóa dịch vụ và cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn từ bên ngoài vào.

TÓM TẮT CHƯƠNG 8

1. Ngoại hối bao gồm ngoại tệ (là đồng tiền của nước này đối với nước khác) và các phương tiện có giá trị ghi bằng ngoại tệ dùng để chi trả trong thanh toán quốc tế như

hối phiếu, séc, kỳ phiếu, cổ phiếu, trái phiếu, vàng… Các giao dịch ngoại hối diễn ra trên thị trường ngoại hối với trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng.

2. Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền nước này được biểu thị bằng đồng tiền nước khác. Tỷ giá thay đổi có thể ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu, tình hình cán cân thanh toán quốc tế, tình hình lạm phát và tăng trưởng của một quốc gia.

3. Bất cứ nhân tố nào ảnh hưởng tới cung cầu tiền tệ trực tiếp hoặc gián tiếp đều có thể

làm thay đổi tỷ giá hối đoái. Các nhân tốđó bao gồm chênh lệch lạm phát và lãi suất trong nước so với nước ngoài, tình hình thiếu hụt hay dư thừa cán cân thanh toán quốc tế, tình hình tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế, ngoài ra các yếu tố về tâm lý,

đầu cơ và các biện pháp của chính phủ.

4. Ngân hàng trung ương có thể tác động để bình ổn tỷ giá hối đoái thông qua nhiều công cụ chính sách khác nhau như chính sách lãi suất chiết khấu, chính sách thị trường mở, phá giá hoặc nâng giá tiền tệ.

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 199

5. Cán cân thanh toán quốc tế là bảng cân đối kế toán ghi chép toàn bộ các giao dịch dưới hình thức giá trị giữa một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới trong một khoảng gian nhất định, thường là một năm. Hai hạng mục quan trọng nhất của cán cân thanh toán quốc tế là cán cân vãng lai và cán cân vốn. Các cân vãng lai phản ánh giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu và các khoản chuyển giao vãng lai một chiều giữa một nước với các nước khác. Cán cân vốn ghi chép những giao dịch liên quan tới lưu chuyển vốn của một nước đối với các nước khác. Tình hình của cán cân thanh toán quốc tế dư thừa hay thiếu hụt sẽ phản ánh thế và lực tài chính của một quốc gia trong thời kỳđó.

6. Chính phủ có thể hạn chế thâm hụt cán cân thanh toán bằng cách sử dụng công cụ lãi suất, tỷ giá và vay nợ mặc dù đây chỉ là những biện pháp có tác dụng trong ngắn hạn nhằm tránh một cuộc khủng hoảng do thâm hụt cán cân. Về lâu dài, để đảm bảo tình trạng tốt của cán cân thanh toán quốc tế, quốc gia sẽ phải thực hiện cải tổ cơ cấu kinh tế cho phù hợp, khuyến khích xuất khẩu hàng hóa dịch vụ và cải thiện môi trường đầu tưđể thu hút vốn từ bên ngoài vào.

CÂU HỎI CHƯƠNG 8

1. Cơ sở hình thành và phát triển tài chính quốc tế ? 2. Khái niệm và các đặc trưng của thị trường ngoại hối ?

3. Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa các hệ thống chếđộ tỷ giá hối đoái cốđịnh và chếđộ

tỷ giá hối đoái thả nổi ?

4. Tỷ giá hối đoái giữa đôla Mỹ (USD) và frăng Pháp (FRF) là bao nhiêu nếu một đôla Mỹ đổi được 1/20 ounce vàng và một frăng đổi được 1/40 ounce vàng ?

5. Tỷ giá tác động đến doanh nghiệp hoạt động của một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu?

6. Trả lời đúng hay sai câu nói sau: ‘Một nước bao giờ cũng tồi tệ khi đồng tiền của nó suy yếu (giảm giá trị) ‘. Giải thích.

7. Doanh nghiệp xuất khẩu trong nước nên vay nội tệ hay ngoại tệđể thực hiện dự án đầu tư

trong các trường hợp sau:

a. Tỷ giá tăng (đồng nội tệ giảm giá) b. Tỷ giá giảm (đồng nội tệ tăng giá) c. Tỷ giá ngoại tệổn định.

8. Trình bày các nhân tốảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái ?

9. Tại sao phải điều chỉnh thiếu hụt cán cân thanh toán quốc tế? Chính phủ có thể dùng những biện pháp nào đểđiều chính cán thanh toán quốc tế?

10. Anh (chị) có nhận xét gì về thực trạng cán cân thanh toán của Việt Nam trong những năm gần đây ? (Dựa vào số liệu thu thập từ Tổng cục thống kê).

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 200

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 2 (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)