b. Thông qua tác động điều chỉnh bảng tổng kết tài sản
6.2.2.1 Quản lý và sử dụng vốn cố định
Do những đặc điểm của vốn cốđịnh, việc quản lý vốn cố định phải được thực hiện trên hai phương diện: quản lý hiện vật và quản lý giá trị.
Quản lý về mặt hiện vật
Phương thức quản lý này yêu cầu doanh nghiệp phải tiến hành phân loại TSCĐ theo những tiêu thức khác nhau để từđó có những biện pháp quản lý và sử dụng TSCĐ có hiệu quả
hơn. Thực tế, có các cách phân loại phổ biến sau: Căn cứ vào quyền sở hữu, TSCĐđược chia thành:
- TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp được hình thành bằng nguồn vốn chủ sở hữu, - TSCĐ do doanh nghiệp đi thuê.
Căn cứ tình hình sử dụng, TSCĐđược chia ra thành: - TSCĐđang sử dụng,
- TSCĐ dự trữ, - TSCĐ chờ thanh lý.
Căn cứ vào công dụng, TSCĐđược chia ra thành: - TSCĐ dùng trực tiếp cho khâu sản xuất kinh doanh, - TSCĐ dùng cho công tác quản lý,
- TSCĐ dùng cho khâu phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ,
- TSCĐ dùng cho các hoạt động phúc lợi chung của doanh nghiệp, như nhà nghỉ, trạm y tế, khu thể thao…
Quản lý về giá trị
Phương thức quản lý này gắn liền với công việc tính khấu hao TSCĐ và quản lý, sử dụng quỹ khấu hao của doanh nghiệp.
Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn là một vấn đề mang tính tất yếu khách quan. Trong quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ, để tái tạo TSCĐ, doanh nghiệp phải tiến hành khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là sự tính toán số tiền hao mòn của TSCĐ. Số tiền khấu hao TSCĐ là một yếu tố của chi phí kinh doanh và được bù đắp khi doanh nghiệp có thu nhập. Số tiền khấu hao được doanh nghiệp trích lại để hình thành nên quỹ khấu hao nhằm tái tạo TSCĐ. Cũng cần thấy rằng khả năng tái tạo TSCĐ từ quỹ khấu hao phụ
thuộc rất lớn vào mức độ chính xác của việc tính toán mức khấu hao tài sản. Số tiền khấu hao tích lũy được sau khi vốn cố định hoàn thành một vòng tuần hoàn nếu không đủ để tái tạo TSCĐ thì hậu quả là vốn cốđịnh của doanh nghiệp không được bảo toàn. Khi tính khấu hao, doanh nghiệp phải lưu ý không những phản ánh đúng mức hao mòn vô hình mà còn tính tới sự mất giá của TSCĐ do hao mòn vô hình gây ra.
Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 148
Phương pháp khấu hao đường thẳng: Theo phương pháp này, khấu hao TSCĐ hàng năm được tính theo công thức:
T NG MKH(t) =
Trong đó, MKH(t) là mức khấu hao năm thứ (t), NG là nguyên giá TSCĐ, T là thời gian sử
dụng định mức TSCĐ.
Nguyên giá của TSCĐ là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ đưa vào sử dụng. Thời gian sử dụng định mức TSCĐ có hai loại. Thời gian sử dụng định mức về
kỹ thuật được xác định chủ yếu dựa vào các thông số kỹ thuật và do vậy, mức khấu hao tính
được chỉ khắc phục được hiện tượng hao mòn hữu hình. Thời gian sử dụng định mức về kinh tếđược xác định dựa trên thời gian sử dụng định mức về kỹ thuật và có tính tới hao mòn vô hình. Thông thường thời gian sử dụng định mức về kinh tế luôn nhỏ hơn thời gian sử dụng
định mức về kỹ thuật.
Tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng có ưu điểm là đơn giản và dễ tính. Tuy nhiên, do mức khấu hao tính được là số cố định, và đều đặn hàng năm nên khả năng thu hồi vốn chậm và nhiều khi không phản ánh hết được hao mòn vô hình của TSCĐ do những tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ.
Phương pháp khấu hao gia tốc giảm dần, có hai cách tính:
+ Tính khấu hao theo giá trị còn lại: Theo cách này, mức khấu hao TSCĐ hàng năm
được tính theo công thức:
)t t ( ) đc ( KH ) t ( KH T GTCL M = ×
Trong đó, MTH(t) là mức khấu hao năm thứ (t), GTCL(t) là giá trị còn lại của TSCĐ năm thứ (t), TKH(dc) là tỷ lệ khấu hao điều chính. TKH(đc) =TKH ×hệ sốđiều chỉnh. TKH là tỷ lệ khấu hao thường.
Hệ số điều chỉnh luôn được xác định lớn hơn 1 và thời gian sử dụng càng dài thị hệ số điều chỉnh càng lớn. Do vậy, TKH(dc) thường lớn hơn TKH .
Từ công thức tính khấu hao trên ta thấy, với một tỷ lệ khấu hao cốđịnh, hàng năm, do sự
luân chuyển giá trị nên giá trị còn lại của TSCĐ giảm dần và theo đó, mức khấu hao hàng năm cũng giảm dần. Tính khấu hao theo giá trị còn lại có ưu điểm là trong vài năm đầu, doanh nghiệp có thể thu hồi được vốn nhanh, do đó có khả năng tái tạo TSCĐ và tránh được tác
động của sự giảm giá do hao mòn vô hình.
+ Tính khấu hao theo tỷ lệ khấu hao giảm dần: Theo cách này, mức khấu hao TSCĐ
hàng năm được tính theo công thức:
NG T MKH(t) = KH(t)× Với ∑ = = n i ) i ( ) t ( ) t ( KH T T T 1
Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 149
Trong đó, TKH(t) là tỷ lệ khấu hao năm thứ (t), NG là nguyên giá TSCĐ, n là thời gian phục vụ của TSCĐ (tính theo năm). T(t), T(i) là số năm còn lại của TSCĐ từ năm thứ (t) hoặc năm thứ (i) đến hết thời hạn phục vụ (n).
Nội dung cơ bản của cách tính này là với một mức nguyên giá cốđịnh, số tiền khấu hao hàng năm của TSCĐ phụ thuộc vào sự thay đổi của tỷ lệ khấu hao. Trong những năm đầu, do thời gian sử dụng còn lại lớn nên tỷ lệ khấu hao lớn và theo đó, mức khấu hao TSCĐ tính
được cũng lớn. Càng về sau, thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ giảm dần thì mức khấu hao hàng năm cũng giảm dần tương ứng. Như vậy, giống như cách tính khấu hao theo giá trị còn lại phía trên, cách tính khấu hao theo tỷ lệ khấu hao giảm dần cũng giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, khắc phục được sự giảm giá do hao mòn vô hình gây ra.
Phương pháp khấu hao gia tốc giảm dầu có ưu điểm là phản ánh chính xác hơn mức độ
hao mòn của tài sản, hạn chế rủi ro do ảnh hưởng về hao mòn vô hình, nhưng nhược điểm của nó là tính toán khấu hao phức tạp, phí khấu hao không đều qua các năm. Tính khấu hao theo phương pháp gia tốc tỏ ra thích hợp cho những doanh nghiệp có TSCĐ là những trang thiết bị, máy móc hiện đại và dễ bị lạc hậu bởi sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, doanh nghiệp cần chú ý đến khả năng trang trải chi phí kinh doanh của mình.
Ngoài ra, còn có các phương pháp tính khấu hao khác như:
- Khấu hao tăng dần: Theo phương pháp này, lúc đầu mức khấu hao trích vào chi phí có giá trị nhỏ, sau đó dần dần được tăng lên,
- Khấu hao tính một lần khi kết thúc dự án,
- Khấu hao toàn bộ ngay lập tức khi dự án mới đi vào vận hành và tạo ra thu nhập.
Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn cốđịnh
Hiệu quả sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng vốn của doanh nghiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giá trị doanh nghiệp. Đểđánh giá hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh, có thể sử dụng các chỉ tiêu tài chính sau:
Hiệu suất sử dụng vốn cốđịnh Hiệu suất sử dụng
VCĐ trong 1 kỳ = Doanh thu trong kỳ
VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Vốn cố định sử dụng bình quân trong một kỳ là bình quân số học của giá trị vốn cốđịnh
đầu kỳ và cuối kỳ. Chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cốđịnh càng cao.
Hệ số lợi nhuận vốn cốđịnh Tỷ suất lợi nhuận
VCĐ = Lợi nhuận sau thuế
Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 150
Lợi nhuận sau thuế tính ở đây là phần lợi nhuận được tạo ra từ việc trực tiếp sử dụng TSCĐ, không tính các khoản lãi do các hoạt động khác tạo ra như hoạt động tài chính, góp vốn liên doanh.
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn cốđịnh được đầu tư vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh hiệu quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được từ kết quảđầu tư của mình.