Sự phát triển của tài chính công

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 2 (Trang 48 - 49)

b. Thông qua tác động điều chỉnh bảng tổng kết tài sản

7.1.1 Sự phát triển của tài chính công

Nhìn lại lịch sử ra đời và phát triển của phạm trù tài chính có thể thấy, khi nhà nước xuất hiện thì đồng thời cũng xuất hiện các khoản chi tiêu về quản lý hành chính, tư pháp quốc phòng nhằm duy trì quyền lực chính trị của nhà nước và những khoản chi tiêu này được tài trợ

từ các nguồn tài chính đóng góp của xã hội như thuế, công trái… Từđây, phạm trù tài chính công đã bắt đầu xuất hiện như là một khái niệm dùng để phản ánh những hoạt động tài chính gắn liền với chủ thể nhà nước.

Hơn một thế kỷ qua, bắt nguồn từ sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, khoa học tài chính công đã có nhiều biến đổi đáng kể. Chúng ta có thể chia tiến trình phát triển tài chính công thành hai giai đoạn: tài chính công cổđiển và tài chính công hiện đại.

Tài chính công cổđiển

Tài chính công cổđiển là thuật ngữ dùng để phản ánh hoạt động tài chính công gắn liền với bối cảnh kinh tế - xã hội từ cuối thế kỷ thứ 19 trở về trước.

Trước thế kỷ thứ 19, trong các nền kinh tế tự cung tự cấp, kinh tế hàng hóa giản đơn và kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, chức năng cơ bản của nhà nước là thực hiện các nhiệm vụ

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 161

truyền thống như cảnh sát, tư pháp, quốc phòng và ngoại giao. Còn các hoạt động kinh tế thì hoàn toàn do khu vực tư nhân quyết định, nhà nước không can thiệp, hay nói khác hơn là nhà nước đứng ngoài các hoạt động kinh tế. Adam Smith gọi nhà nước thời bấy giờ là “nhà nước cảnh sát”, hay Marx gọi là “nhà nước tiểu tư sản”.

Tài chính công cổđiển đã đạt được trình độ phát triển nhất định trong lịch sử. Nhưng khi xã hội bước sang thế kỷ 20, đặc biệt sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), những học thuyết tài chính công cổđiển đã tỏ ra không thích hợp trong việc giải quyết những vấn đề mà nền kinh tếđương đại đặt ra. Cũng kể từđó, tài chính công đã bước sang giai đoạn phát triển mới mà các nhà kinh tế gọi là tài chính công hiện đại.

Tài chính công hiện đại

Với những vấn đề kinh tế xã hội xảy ra kể từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhà nước không thểđứng ngoài các hoạt động kinh tế mà phải tham gia để khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường tự do cạnh tranh nhằm bằng phẳng hóa chu kỳ kinh tế, đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định. Sự can thiệp của nhà nước thực hiện thông qua hệ thống luật pháp và các công cụ kinh tế. Trong bối cảnh đó, tài chính công không những là công cụ để nhà nước huy động các nguồn lực của xã hội để tài trợ cho mọi nhu cầu chi tiêu của nhà nước mà còn là công cụđể nhà nước can thiệp vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Chính đặc điểm kinh tế - xã hội này làm cho tài chính công hiện đại có những biến đổi nhất định:

Quy mô tài chính công có xu hướng ngày càng tăng so với GDP, Tính phi trung lập của tài chính công,

Tài chính công sử dụng nhiều công cụ khác nhau để tạo lập nguồn lực cho nhà nước.

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 2 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)