Các quan hệ cung và cầu ngoại hối đều được tập trung ở thị trường ngoại hối. Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động mua bán trao đổi ngoại hối trong đó chủ yếu là mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế phát hành bằng ngoại tệ.
Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng, thông qua thị trường liên ngân hàng, mọi giao dịch mua bán ngoại hối có thể tiến hành trực tiếp với nhau.
Quá trình hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối đã hình thành hai hệ thống tổ
chức khác nhau. Hệ thống hối đoái Anh - Mỹ và hệ thống hối đoái châu Âu. Theo hệ thống Anh - Mỹ thì thị trường ngoại hối mang tính chất biểu tượng, chỉ giao dịch ngoại hối thường xuyên giữa một số ngân hàng và người môi giới. Quan hệ này có thể là trực tiếp, song chủ yếu
Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 186
là thông qua điện thoại, telex. Ngược lại, theo hệ thống lục địa (Pháp, Đức, Ý...) thì thị trường ngoại hối có địa điểm nhất định. Hàng ngày, những người mua bán ngoại hối tới đó để giao dịch và ký hợp đồng.
Khi các ngân hàng, công ty, chính phủ mua bán tiền trên thị trường ngoại hối, không phải họ cầm một nắm giấy bạc của mình và bán để lấy ngoại tệ mà thường thực hiện giao dịch thông qua mua bán tiền gửi ngân hàng ghi bằng đồng tiền nước khác. Như vậy, khi chúng ta nói một ngân hàng mua hay bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, đó chính là ngân hàng mua và bán tiền gửi ghi bằng ngoại tệ.
Việc mua bán trên thị trường ngoại hối được tiến hành thông qua một số nghiệp vụ chủ
yếu như nghiệp vụ giao ngay (spot transaction), nghiệp vụ kỳ hạn (forward transaction), nghiệp vụ hoán đổi (swap), nghiệp vụ chuyển hối (arbitrage), nghiệp vụ tương lai (future transaction), nghiệp vụ quyền chọn (option).
Thị trường ngoại hối cũng như nhiều thị trường khác thường phải chịu sự can thiệp của chính phủ. Nói chung, đa phần các nước hiện nay đều thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có sự
quản lý của nhà nước, tức là một chếđộ trong đó tỷ giá biến động hàng ngày, nhưng các ngân hàng trung ương can thiệp đến tỷ giá của đồng tiền nước mình bằng cách mua vào hoặc bán ra các đồng tiền.
8.2.2 Khái niệm và vai trò của tỷ giá hối đoái a. Khái niệm tỷ giá hối đoái. a. Khái niệm tỷ giá hối đoái.
Hối đoái là việc đổi tiền nước mình ra tiền nước ngoài để thanh toán. Muốn đổi tiền phải căn cứ vào một tỷ lệ nhất định giữa hai đồng tiền với nhau gọi là tỷ giá.
Tỷ giá hối đoái là quan hệ tỷ lệ về giá trị giữa đồng tiền nước này với nước khác. Hay nói khác đi, tỷ giá hối đoái là giá cả tiền tệ nước này thể hiện bằng đơn vị tiền tệ nước khác.
Ví dụ, tỷ giá USD/VND = 16.000 hay 1USD = 16.000 VND