Khái niệm trò chơi vận động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động phát triển thể lực cho học sinh khối 4 trường tiểu học nong song hong – thủ đô viêng chăn (Trang 29 - 30)

Tùy thuộc vào tốc độ quan sát và hướng tiếp cận của vấn đề mà có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trò chơi. Nhưng hầu hết các định nghĩa về trò chơi, người ta đều gắn nó với mục đích vui chơi giải trí.

Qua tìm hiểu và nghiên cứu trong từ điển Tiếng việt của Việt Nam, xuất bản năm 1999, chữ ‘Trò’được hiểu là một hình thức mua vui, bày ra trước mắt mọi người, chữ ‘chơi’ là một từ chung để chị một hoạt động lúc nhàn rỗi, ngoài giờ làm việc nhằm mục đích giải trí là chính. Từ đó “trò chơi” được hiểu là những hoạt động nhằm thỏa mãn con người, trước hết về vui chơi giải trí.

Theo quan điểm giáo dục học, trò chơi vừa là phương tiện phát triển toàn diện nhân cách, vừa là hình thái tổ chức cuộc sống. Đối với các em, trò chơi là một hoạt động giúp các em tái tạo các hoạt động của người lớn và các quan hệ giữa họ, định hướng nhận thức đồ vật và nhận thức xã hội. Trong trò chơi, nhu cầu và các phẩm chất của các em về thể lực, trí tuệ, đạo đức và ý trí được hình thành, thỏa mãn thể hiện và phát triển, được phát triển nhờ chơi.

Trong đề tài khoa học nghiên cứu về TCVĐ của Việt nam, tác giả Nguyễn Toán cho rằng, trò chơi là một hoạt động ý thức, vui vẻ, thoải mái, khi đời sống của con người tương đối đầy đủ, không nhằm mục đích kiếm sống, thực dụng mà trực tiếp và trước tiên để giải trí, nghỉ ngơi và rèn luyện con người.

Trên cơ sở thừa nhận các quan điểm y học nói trên, có thể nhận thấy: Xét từ góc độ văn hóa nói chung, trò chơi là một hoạt động vận động vui chơi giải trí, là một hình thức phản ánh các mặt lao động, sản xuất, chiến đấu, sinh hoạt văn hóa và giáo dục thế hệ trẻ của con người, còn xét về gốc độ văn hóa thể chất, trò chơi là một nội dung hoạt động nhằm thỏa mãn những nhu cầu vận động để phát triển thể chất, góp phần hình thành củng cố các kỹ năng vận động các tố chất thể lực cơ bản và nhân cách của con người. Qua vui chơi tạo ra cho con người sự hứng thú, bồi dưỡng tình cảm, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao nhận thức của họ về tự nhiên, xã hội và bản thân. Trò chơi ngày càng có vị trí quan

trọng, chuẩn bị cho các em về mọi mặt để trở thành những con người phù hợp với yêu cầu của xã hội. Từ đó có thể hiểu:

Trò chơi là loại hình hoạt động tự do thoải mái, được thực hiện dưới hạng hóa thân, trình diễn và đấu tranh theo những quy ước nhất định nhằm thỏa mãn nhu cầu về thể chất, và tình thần của con người, trước hết là vui chơi giải trí.

Theo các nhà khoa học về thể thao trong nước cũng như ngoài nước như: Senko (Nga), Lý Chí Cường (Trung Quốc), Đào Bá Trì (Việt Nam) thì cho TCVĐ là hoạt động của con người, nó được cấu thành bởi hai yếu tố.

- Vui chơi giải trí thỏa mãn nhu cầu về mặt tinh thần

- Giáo dục giáo dưỡng thể chất (góp phần giáo dục đạo đức, ý chí hình thành và phát triển các tố chất, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho cuộc sống). Một số nhà khoa học khác như: Tăng Bồi Viêm (Trung Quốc), Nguyễn Toán, Lê Anh Thơ (Việt Nam) thì cho rằng:

Trò chơi là một hoạt động đa dạng của con người, là một bộ phận của văn hóa xã hội, là một phương tiện hữu hiệu để giáo dục con người trước hết cho thanh thiếu niên, nhi đồng…

Từ những khái niệm trên ta có thể thấy rõ được hai chức năng cơ bản của trò chơi vận động là giáo dưỡng thể chất và giáo dục đạo đức tác phong cho con người.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động phát triển thể lực cho học sinh khối 4 trường tiểu học nong song hong – thủ đô viêng chăn (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)