khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn.
3.2.2.1. Tổ chức thực nghiệm.
Để làm đánh giá hiệu quả của các TCVĐ đối với sự phát triển thể lực của đối tượng nghiên cứu, đề tài tiến hành thực nghiệm các TCVĐ đã lựa chọn vào thực tiễn. Đối tượng thực nghiệm học sinh 04 lớp khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn với số học sinh gồm 160 học sinh được chia thành 02 nhóm như sau:
- Nhóm thực nghiệm: 80 học sinh (40 học sinh nam; 40 học sinh nữ) áp dụng giảng dạy phần nội dung của giáo án đan xen tiến hành tổ chức chơi các TCVĐ (10 - 15 phút) một cách có mục đích và hệ thống.
- Nhóm đối chứng: 80 học sinh (38 học sinh nam ; 42 học sinh nữ) tập luyện theo chưng trình và giáo án của nhà trường.
Thời gian thực nghiệm
Được tiến hành trong thời gian 4 tháng trong kỳ II của năm học từ tháng 02/2021 đến tháng 05/2021.
Địa điểm thực nghiệm
Tại trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn
3.2.2.2.Đánh giá hiệu quả TCVĐ nhằm phát triển thể lực cho học sinh khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn
* Trước thực nghiệm
Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra ở cả 2 nhóm thông qua 4 test kiểm tra như đã trình bày ở phần trước của đề tài để so sánh trình độ thể lực của 2 nhóm đối tượng nghiên cứu. Kết quả kiểm tra của 2 nhóm trước thực nghiệm được chúng tôi trình bày ở bảng 3.14.
Bảng 3.14. So sánh trình độ thể lực của học sinh khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn trước thực nghiệm
Học sinh Nam
TT Test
Kết quả kiểm tra (x)
ttính p NĐC (n = 38) NTN (n = 40) 1 Bật xa tại chỗ (cm) 144.0 ± 8.0 143.5 ± 8.5 1.69 >0.05 2 Chạy 30m XPC (s) 6.26 ± 0.32 6.28 ± 0.34 1.78 >0.05 3 Chạy con thoi 4 x 10m (s) 13.52 ± 0.64 13.54 ± 0.62 1.66 >0.05 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 782.0 ± 36.0 781.0 ± 38.0 1.81 >0.05
Học sinh Nữ
TT Test
Kết quả kiểm tra (x)
ttính p NĐC (n = 42) NTN (n = 40) 1 Bật xa tại chỗ (cm) 137.0 ± 8.0 136.5 ± 8.5 1.86 >0.05 2 Chạy 30m XPC (s) 7.06 ± 0.40 7.08 ± 0.42 1.70 >0.05
3 Chạy con thoi 4 x 10m (s) 13.70 ± 0.64 13.72 ± 0.66 1.64 >0.05 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 745.5 ± 40.0 746.5 ± 41.0 1.59 >0.05 Qua các số liệu trong bảng 3.14 cho thấy, trước thực nghiệm cả 4 test kiểm tra đều thu được kết quảttính<tbảng ở ngưỡng P >0.05. Điều này có nghĩa là sự khác biệt giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng không có ý nghĩa thống kê, hay nói cách khác trước thực nghiệm, trình độ thể lực của học sinh khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn là tương đương nhau.
* Sau thực nghiệm.
Sau 4 tháng thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra trình độ thể lực qua 4 test kiểm tra đã lựa chọn nhằm đánh giá hiệu quả của các TCVĐ đã được ứng dụng vào thực tiễn nhằm phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu. Kết quả kiểm tra được trình bày ở bảng 3.15.
Bảng 3.15. So sánh trình độ thể lực của học sinh khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn sau thực nghiệm.
Học sinh Nam
TT Test
Kết quả kiểm tra (x)
ttính p NĐC (n = 38) NTN (n = 40) 1 Bật xa tại chỗ (cm) 148.0 ± 8.0 153.5 ± 8.5 2.79 <0.05 2 Chạy 30m XPC (s) 6.16 ± 0.36 5.98 ± 0.30 2.87 <0.05 3 Chạy con thoi 4 x 10m (s) 13.36 ± 0.74 13.14 ± 0.72 2.96 <0.05 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 786.0 ± 38.0 801.0 ± 40.0 2.85 <0.05
Học sinh Nữ
TT Test
Kết quả kiểm tra (x)
ttính p NĐC (n = 42) NTN (n = 40) 1 Bật xa tại chỗ (cm) 140.0 ± 9.0 145.5 ± 8.5 2.68 <0.05 2 Chạy 30m XPC (s) 6.95 ± 0.42 6.78 ± 0.44 2.75 <0.05 3 Chạy con thoi 4 x 10m (s) 13.55 ± 0.65 13.32 ± 0.62 2.86 <0.05 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 750.5 ± 42.0 776.5 ± 43.5 2.89 <0.05
Qua bảng 3.15 cho thấy, sau thời gian thực nghiệm, thành tích của 2 nhóm đều có sự tiến triển so với trước khi thực nghiệm. Tuy nhiên, thành tích của nhóm thực nghiệm hơn hẳn so với nhóm đối chứng, điều này chứng tỏ các TCVĐ mà đề tài đã lựa chọn và ứng dụng vào thực tiễn đã mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển thể lực cho học sinh khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn.
Bảng 3.16. Kết quả học tập môn GDTC của học sinh khối trường 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn sau thực nghiệm.
TT Đối tượng Kết quả học tập môn GDTC
Đạt Tỷ lệ % Chưa đạt Tỷ lệ %
1 Nhóm thực nghiệm 75 93.8 5 6.2
2 Nhóm đối chứng 66 82.5 14 17.5
Qua bảng 3.16 cho thấy, sau thời gian thực nghiệm kết quả học tập môn GDTC của cả 2 nhóm đều có sự thay đổi. Tuy nhiên, kết quả học tập của nhóm thực nghiệm hơn hẳn so với nhóm đối chứng, số lượng học sinh ở mức “Đạt” tăng lên (chiếm 93.8%), điều này một lần nữa khẳng định các TCVĐ mà đề tài đã lựa chọn và ứng dụng vào thực tiễn đã mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển thể lực cho học sinh khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn.
Để làm rõ hơn hiệu quả của các TCVĐ mà đề tài đã lựa chọn, đề tài tiến hành so sánh nhịp tăng trưởng của 2 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thời gian thực nghiệm. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.17.
Bảng 3.17. Nhịp tăng trưởng thể lực của học sinh khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong sau thực nghiệm.
Học sinh Nam T
T Nội dung Test Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm
TTN STN W TTN STN W
1 Bật xa tại chỗ (cm) 144.0 148.0 2.74 143.5 153.5 6.73 2 Chạy 30m XPC (s) 6.26 6.16 1.61 6.28 5.98 4.89
3 Chạy con thoi 4 x 10m (s) 13.52 13.36 1.11 13.54 13.14 3.00 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 782.0 786.0 0.51 781.0 801.0 2.53
Học sinh Nữ T
T Nội dung Test Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm
TTN STN W TTN STN W
1 Bật xa tại chỗ (cm) 137.0 140.0 2.17 136.5 145.5 6.38 2 Chạy 30m XPC (s) 7.06 6.95 1.57 7.08 6.78 4.33 3 Chạy con thoi 4 x 10m (s) 13.70 13.55 1.10 13.72 13.32 2.96 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 745.5 750.5 0.67 746.5 776.5 2.63
Qua bảng 3.17 cho thấy, sau 4 tháng thực nghiệm cả 2 nhóm đều có nhịp độ tăng trưởng tốt. Tuy nhiên nhóm thực nghiệm có nhịp độ tăng trưởng cao hơn so với nhóm đối chứng. Điều này càng khẳng định rõ hơn hiệu quả của các TCVĐ mà đề tài lựa chọn là có hiệu quả cao hơn trong việc phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu.
Mức tăng trưởng qua các test của 2 nhóm được thể hiện qua 2 biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1. Nhịp tăng trưởng thể lực của nam học sinh khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn sau thực nghiệm
Biểu đồ 3.2. Nhịp tăng trưởng thể lực của nữ học sinh khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn sau thực nghiệm
Như vậy sau khi áp dụng cácTCVĐ vào đối tượng nghiên cứu, thể lực của nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng nhanh và đồng đều hơn nhóm đối chứng. Hay nói cách khác, các TCVĐ mà đề tài đã lựa chọn có hiệu quả nâng cao thể lực cho học sinh khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn.
* Nhận xét
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thông qua phỏng vấn đề tài đã lựa chọn
được 18 TCVĐ để ứng dụng vào thực tiễn nhằm phát triển thể lực cho học sinh khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn.
- Trước thực nghiệm trình độ thể lực của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là tương đương nhau sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất thống kê P > 0.05.
- Sau quá trình thực nghiệm, kết quả kiểm tra của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm ở cả 04 test đã có sự khác biệt rõ rệt ở ngưỡng xác suất thống kê với ttính > tbảng với P < 0.05 ở cả học sinh nam và học sinh nữ.
- Sau quá trình thực nghiệm, kết quả học tập môn GDTC của học sinh khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn. đã có sự biến đổi rõ rệt. Số lượng học sinh ở nhóm thực nghiệm có kết quả đạt loại Tốt và Đạt tăng lên, số học chưa đạt giảm đi hơn hẳn so với nhóm đối chứng.
Các TCVĐ mà đề tài đã lựa chọn và ứng dụng vào thực tiễn đã có hiệu quả cao trong việc phát triển thể lực cho học sinh khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ