Đặc điểm tâm lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động phát triển thể lực cho học sinh khối 4 trường tiểu học nong song hong – thủ đô viêng chăn (Trang 41)

Tri giác: Ở lứa tuổi từ 10 – 12 tuổi thường các em tri giác còn vội vàng, thiếu chính xác. Vì vậy, các em thực hiện động tác dễ sai sót. Giáo viên cần sử dụng phương tiện trực quan, hình vẽ, biểu bảng với nội dung đơn giản, dễ hiểu cần nhấn mạnh những yếu tố cần thiết. Do tri giác không gian chưa phát triển nên khi giảng dạy động tác, giáo viên cần xoay lưng cùng chiều với các em để thực hiện động tác hoặc sử dụng theo kiểu soi gương thì phải giải thích cho các em biết như : (Thầy bước chân phải thì các em nhìn theo và bước chân trái). Tri giác về nhịp độ có đặc điểm riêng khi làm sai không tự nhận thấy mà chỉ nhờ nhịp điệu mới hoàn thành.

Khả năng tập trung chú ý: Ở lứa tuổi này chú ý không chủ định chiếm ưu thế sức tập trung, chú ý thấp. Tuy nhiên cũng có nhiều em biết tập trung chú ý. Sự di chuyển chú ý chưa linh hoạt, khối lượng chú ý chưa lớn.

Sự phân phối chú ý chưa đúng mức.

Trí nhớ: Đặc điểm trí nhớ ở lứa tuổi này là trí nhớ trực quan hình tượng, các em dễ dàng nhớ sự việc với những hình ảnh cụ thể. Một đặc điểm nữa của trí nhớ

trong lứa tuổi này là: tính không chủ định chiếm ưu thế, trí nhớ vận động chưa hoàn thiện, chưa chính xác, tiếp thu động tác máy móc không có phê phán… nên các em hay lẫn lộn với những động tác có cử động giống nhau, do ức chế phân biệt của các em chưa phát triển, cần giải thích kỹ sự khác nhau giữa các động tác.

Tưởng tượng: Có những tiến bộ rõ rệt, quán trình tưởng tượng thường phản ánh chủ quan được phát triển chủ yếu trong quá trình tập luyện và vui chơi.

Tư duy: Do có sự chuyển biến, từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng, có thể dạy các em phân tích quá trình thực hiện động tác của bản thân và người khác.

Cảm xúc: Cảm xúc phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của hệ thần kinh. Quá trình hưng phấn chiếm ưu thế nên dễ mệt mỏi. Do vậy, ảnh hưởng đến quá trình cảm xúc của các em. Cảm xúc luôn xuất hiện trong vui chơi và tập luyện, thoải mái khi làm được bài, nghi ngờ khi gặp khó khăn. Cảm xúc được biểu lộ ra bên ngoài, chưa biết che dấu, vui buồn nhất thời. Tâm trang đó thường gặp và chuyển hoá qua lại rất nhanh. Vì vậy giáo viên cần thận trọng nhận xét và phê bình bình về mặt tâm lý, cần gây cảm xúc tình cảm cho các em khi có nhiệm vụ vận động, cần có những tác dụng điều chỉnh cảm xúc, bài tập chuyên môn…

Ý thức: Ý thức của các em chưa phát triển đúng mức, do đó khó đặt ra cho mình một mục đích hành động, sự sẵn sàng khắc phục khó khăn, tính kỉ luật, sự quyết tâm còn yếu. Tính kiên trì chưa phát triển rõ rệt, các em chỉ dựa vào mục đích trước mắt còn mục đích lâu dài chưa xác định được. Các em rất dũng cảm, biết khó cần thực hiện được, do chưa nhận thức được những khó khăn, nên dễ bị chấn thương. Do vậy, khi giảng dạy giáo viên cần giải thích kỹ yêu cầu của từng động tác và và nêu ra yêu cầu sao cho phù hợp với khả năng của các em.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu.

Để giải quyết các nhiệm vụ trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.1.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

Phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, từ lúc lựa chọn đề tài, lập đề cương nghiên cứu đến giai đoạn hoàn thiện nghiên cứu và viết đề tài nghiên cứu khoa học. Chúng tôi sưu tầm tổng hợp và nghiên cứu các văn kiện chỉ thị của Đảng và Nhà nước Lào, các văn bản pháp qui của ngành về công tác GDTC. Các sách báo, tạp chí tài liệu khoa học và kết quả nghiên cứu của các tác giả của các nhà khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến công tác GDTC cho học sinh Tiểu học, những tư liệu có liên quan đến công tác GDTC trong trường học của Lào và Việt Nam.

Các tài liệu tham khảo:

- Các chỉ thị văn bản, quyết định của Đảng và Nhà nước Việt Nam và Lào. Một số các tổng kết công tác, chỉ thị của ngành TDTT và bộ giáo dục và thể thao Lào về công tác giáo dục thể chất trong trường từ các cấp.

- Các loại sách tài liệu gồm:

+ Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất.

+ Sách giáo khoa giáo trình sinh lý học của trường đại học sư phạm TDTT Hà Nội, trường đại học TDTT Bắc Ninh.

+ Sách giáo khoa, giáo trình giảng dạy thể dục giành cho hoc sinh Tiểu học. + Sách giáo khoa và tài liệu môn toán học thống kê.

+ Sách giáo trình tài liệu môn phương pháp nghiên cứu khoa học (NCKH) TDTT.

- Một số luận án tiến sĩ và thạc sĩ, các tuyển tập nghiên cứu khoa học của trường cao đẳng, đại học TDTT và Bộ giáo dục đào tạo của Lào và Việt Nam từ năm 2000 đến nay.

Trên cơ sở đó hình thành các giả thiết khoa học xác định mục tiêu và tiến hành quá trình nghiên cứu.

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn

Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn là phương pháp nghiên cứu khoa học thu nhận thông tin thông qua phiếu hỏi - trả lời, giữa nhà nghiên cứu với các cá nhân khác nhau về vấn đề quan tâm. Sử dụng phương pháp này có thể xác định được những vấn đề liên quan đến giả thiết khoa học để tiếp tục phát triển giả thiết, bổ xung các khía cạnh khác nhau của giả thiết.

Trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp (phỏng vấn bằng phiếu hỏi) nhằm thu thập các thông tin cần thiết cho đề tài. Nội dung phỏng vấn xung quanh vấn đề khảo sát thực trạng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên; thực trạng sử dụng TCVĐ; các chỉ tiêu đánh giá công tác dạy và thực trạng công tác dạy và học của học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn. Phương pháp phỏng vấn còn được sử dụng nhằm lựa chọn TCVĐ giải quyết mục đích và các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Đối tượng phỏng vấn là các giáo viên trực tiếp giảng dạy GDTC ở Trường Tiểu học Nong Song Hong và các giáo viên giảng dạy GDTC trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn.

2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm

Quan sát sư phạm là phương pháp nhận thức đối tượng nghiên cứu trong quá trình giáo dục - giáo dưỡng mà không làm ảnh hưởng tới quá trình đó. Là phương pháp quan sát có tính mục đích, tính kế hoạch và có đối tượng cụ thể, có cách ghi chép riêng, sau đó phải có sự kiểm tra đánh giá kết quả quan sát.

Đề tài sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp để thu nhập các số liệu giúp cho việc đánh giá thực trạng giảng dạy và thực trạng sự phát triển các tố chất thể lực, cũng như đánh giá kết quả của các trò chơi vận động nhằm mục đích phát triển thể lực cho học sinh khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn. Từ đó thu thập các số liệu để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Trong quá trình nghiên cứu phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin nghiên cứu thông qua hoạt động TDTT và các trò chơi vận động được sử dụng trong các giờ học GDTC cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn cũng như hiệu quả triển khai hoạt động thực nghiệm. Thông qua quan sát sư phạm, đề tài sẽ có được những thông tin cần thiết để giải quyết các mục tiêu của đề tài.

2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm dưới dạng của test nhằm đánh giá mức độ phát triển thể lực cho học sinh khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn. Đề tài sẽ sử dụng các test được lựa chọn. Kết quả phỏng vấn từ cán bộ, giáo viên và các chuyên gia về lĩnh vực TDTT để đánh giá mức độ phát triển thể lực cho học sinh khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn. Cụ thể nội dung kiểm tra các test như sau:

Test 1: Chạy 30m xuất phát cao: đơn vị đo (tính bằng giây)

- Dụng cụ: đồng hồ bấm giờ có độ chính xác 0.01 giây, cờ hiệu. Đường chạy bằng phẳng theo quy định.

- Cách thức tiến hành:

+ Chuẩn bị: đối với đối tượng điều tra (chạy bằng chân không hoặc giày, không chạy bằng dép, guốc), sau khi có hiệu lệnh ‘vào chỗ’, tiến vào vạch xuất phát, đứng chân trước, chân sau cách nhau bằng 1 vai, trọng tâm hơi đổ dồn về trước, hai tay thả lỏng tự nhiên, bàn chân trước ngay sau vạch xuất phát, tư thế thoải mái.

+ Thực hiện: khi nghe khẩu lệnh ‘sẵn sang – chạy’, đối tượng nhanh chóng rời khỏi vạch xuất phát, dung kỹ thuật chạy cự ly ngắn để chạy nhanh qua đích. Đồng hồ bấm chạy, khi có lệnh xuất phát và bấm dừng, khi đối tượng chạm dây đích như luật Điền kinh quy định.

+ Kết thúc: khi đối tượng chạm dây đích.

- Kết quả: khực hiện một lần và lấy kết quả (tính bằng giây).

- Dụng cụ: gồm thảm cao su giảm chấn, kích thước 1x3m. Đặt một thước đo dài làm bằng thanh hợp kim (3x0.3m) thước này được đặt trên mặt phẳng nằm ngang và ghim chặt xuống thảm, tránh xê dịch trong quá trình kiểm tra. Kẻ vạch giới hạn, mốc 0 của thước chạm vạch xuất phát.

- Cách tiến hành:

+ Chuẩn bị và thực hiện: đối tượng kiểm đứng hai chân mở rộng tự nhiên sao cho vững vàng, ngón chân đặt sát mép vạch giới hạn, hai tay giơ lên cao, hạ thấp trọng tâm, gấp khớp khuỷu, gập thân, hơi lao người về trước, đầu hơi cúi, 2 tay hạ xuống dưới, ra sau: dùng hết sức, phối hợp toàn thân, bấm mạnh đầu ngón chân xuống đất bật nhảy ra xa ( đầu ngón chân chạm mép ngoài của vạch giới hạn), đồng thời hai tay cũng vung mạnh ra trước, khi bật nhảy và khi tiếp đất 2 chân tiến hành đồng thời cùng một lúc.

- Kết quả: đo, được tính bằng độ dài từ vệt xuất phát đến vệt cuối cùng của gót bàn chân (vạch dấu chân trên thảm), nhảy 2 lần tính lần xa nhất. Đơn vị tính là cm.

Test 3: Chạy con thoi 4 x10m: đơn vị đo (giây)

- Dụng cụ: đường chạy có kích thước 10 x 1.2m cho 1 đường chạy, 4 góc có vật chuẩn để quay đầu, đường chạy bằng phẳng, không trơn. Để an toàn, 2 đầu đường chạy có khoảng trống ít nhất 2m. Dụng cụ gồm đồng hồ bấm giây, cờ lệch, cọc tiêu.

- Cách thức tiến hành: Thực hiện theo khẩu lệnh ‘vào chỗ - sẵn sàng - chạy’ giống như thao tác trình bày trong chạy 30m xuất phát cao. Khi chạy đến vạch 10m, chỉ cần 1 chân chạm vạch lập tức nhanh chóng quay 1800 chạy trở về vạch xuất phát và sau khi chân chạm vạch xuất phát thì quay trở lại. Thực hiện lặp lại cho đến hết quãng đường, tổng số 4 lần 10m với lần quay. Quay theo chiều trái hay phải là do thói quen của từng người.

- Kết quả: Thực hiện một lần và xác định thành tích (tính bằng giây).

Test 4: Chạy tùy sức 5 phút: Đơn vị đo bằng mét (m)

- Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: đường chạy dài ít nhất 52m, rộng ít nhất 2m, hai đầu kẻ hai đường giới hạn, phía ngoài hai đầu giới hạn có khoảng trống ít

nhất 1m để chạy quay vòng. Giữa hai đầu đường chạy (tim đường) đặt vật chuẩn để quay vòng. Trên đoạn 50m, đánh dấu từng đoạn 5m, để xác định phần lẻ quãng đường (± 5m) sau khi hết thời gian chạy. Thiết bị đo gồm có đồng hồ bấm giây, số đeo và tích – kê ghi số ứng với mỗi số đeo.

- Cách thức tiến hành: người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao (tay cầm một tích – kê tương ứng với số đeo ở ngực). Khi chạy hết đoạn đường 50m, vòng (bên trái) qua vật chuẩn và chạy lặp lại trong thời gian 5 phút. Khi hết giờ, người được kiểm tra lập tức thả tích – kê của mình xuống ngay nơi chân tiếp đất. Thực hiện một lần.

- Cách tính thành tích: đơn vị đo quãng đường chạy được là mét (m).

2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm là phương pháp nghiên cứu mà người ta đưa vào quá trình giảng dạy những nhân tố mới. Trong nghiên cứu, chúng tôi tổ chức thực nghiệm sư phạm và nhằm chứng minh hiệu quả của những TCVĐ được lựa chọn nâng cao thể lực cho đối tượng nghiên cứu. Hình thức thực nghiệm sư phạm là so sánh song song. đề tài tiến hành tổ chức thực nghiệm cho 160 HS lớp 4. Số học sinh này được lựa chọn từ 4 lớp khối 4: đối tượng thực nghiệm bao gồm 2 lớp là 4A và 4B; và đối tượng đối chứng là 2 lớp 4C và 4D

+ Nhóm thực nghiệm (lớp 4A và lớp 4B) gồm 80 HS (40 nam, 40 nữ). + Nhóm đối chứng (lớp 4C và lớp 4D) gồm 80 HS (38 nam, 42 nữ). - Thời gian thực nghiệm: tiến hành từ 01/2021 đến 05/2021.

- Chương trình tiến hành: Nhóm đối chứng tập luyện theo chương trình bình thường, nhóm thực nghiệm được ứng dụng đầy đủ các trò chơi đã có trong chương trình chính khóa và các trò chơi được lựa chọn trong chương trình ngoại khóa.

2.1.6. Phương pháp toán học thống kê

Được sử dụng trong quá trình xử lý các số liệu đã thu thập được của quá trình nghiên cứu. Các tham số đặc trưng mà chúng tôi quan tâm là: x, 2, , t, w và được tính theo các công thức.

n x x n i i    1 2. Phương sai: 2 ( ) δ xi x n    (Với n > 30) 3. Độ lệch chuẩn: 2 δ δ 

4. So sánh 2 số trung bình tự đối chiếu:

n x t d d   Trong đó: n d xd   ; 2 2 2             n d n d d; 2 d d    5. Nhịp độ tăng trưởng: % ) ( 5 , 0 ) ( 100 2 1 1 2 V V V V W      Trong đó: - W: Nhịp độ phát triển (%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- V1: Kết quả kiểm tra lần trước của các chỉ tiêu. - V2: Kết quả kiểm tra lần sau của các chỉ tiêu. - 100 và 0,5: Các hằng số. 10. So sánh khi bình phương (2):    i i i L L Q 2 2 ( ) 

Trong đó: - Qi: Tần số quan sát. - Li: Tần số lý thuyết.

Việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài được chúng tôi xử lý bằng phần mềm StatiscPro 1.0, SPSS 7.5, Microsoft Excel đã được xây dựng trên máy vi tính.

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh khối lớp 4 Trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn.

2.2.2. Phạm vi nghiêncứu

- Khách thể nghiên cứu: Học sinh khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn.

- Quy mô nghiên cứu

- Là 160 học sinh khối lớp 4 Trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn.

- 30 chuyên gia, giáo viên, huấn luyện viên có kinh nghiên và thâm niên công tác GDTC của các Trường Tiểu học thủ đô Viêng Chăn.

2.2.3.Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8/2020 đến tháng 11/2021 và được chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: từ tháng 8/2020 đến tháng 10/2020 bao gồm các công việc

sau: Lựa chọn đề tài, xây dựng đề cương; Chọn phương pháp nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu; Báo cáo đề cương.

- Giai đoạn 2: từ tháng 10/2020 đến 6/2021 bao gồm các công việc sau:

Nghiên cứu đánh giá thực trạng các vấn đề nghiên cứu, Tổ chức phỏng vấn;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động phát triển thể lực cho học sinh khối 4 trường tiểu học nong song hong – thủ đô viêng chăn (Trang 41)