Đặc điểm, vài trò của TCVĐ:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động phát triển thể lực cho học sinh khối 4 trường tiểu học nong song hong – thủ đô viêng chăn (Trang 30 - 33)

Trong GDTC không hẳn để giảng dạy ban đầu một động tác nào đó hoặc để tác động có chọn lọc tới những chức riêng biệt mà chủ yếu nhằm hoàn thiện một cách tổng hợp các hoạt động vận động trong điều kiện phức tạp, chủ yếu việc sử dụng phương pháp trò chơi cho phép hoàn thiệ các năng lực và tố chất như khéo léo, định hướng nhanh độc lập sáng kiến, đồng thời có hiệu lực để giáo dục tinh thần tập thể, tình bạn, ý thức kỷ luật và các phẩm chất đạo đức khác.

Theo nhiều tác giả thì trò chơi là một nội dung, phương tiện, phương pháp giáo dục rèn luyện học sinh nhanh nhất và có hiệu quả nhất.

Hầu hết những TCVĐ được sử dụng trong GDTC ở trường học đã mang tính mục đích rõ ràng. Trong quá trình chơi, học sinh tiếp xúc với nhau, cá nhân

phải hoàn thành nhiệm vụ của mình trước tập thể ở mức độ cao, tập thể có trách nhiệm động viên, giúp đỡ cá nhân hoàn thành nhiệm vụ của mình. Vì vậy, tình bạn, lòng nhân ái, tinh thần tập thể…góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh. Do vậy, có thể nói trò chơi mang tính giáo dục tư tưởng rất cao.

Trong quá trình tham gia trò chơi, các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng, như niềm vui khi thắng lợi và buồn khi thất bại, vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân thấy có lỗi khi không làm tốt phần việc của mình…Vì tập thể mà các em phải khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho đội của mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của TCVĐ.

Mỗi trò chơi thường có quy tắc, luật lệ nhất định, nhưng cách thức để đạt được mục đích lại rất đa dạng. Trong khi đó, bản thân trò chơi lại mang tính thi đua và tự giác rất cao. Vì vậy, khi tham gia trò chơi học sinh thường vận dụng hết khả năng và sức lực, sự tập trung chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình. Nhưng tránh đề các em ham chơi quá, chơi đến mức quá sức dẫn đến mệt mỏi. Trong trường hợp như vậy, chơi không những không có lợi về mặt sức khỏe mà ngược lại còn có hại cho sức khỏe. Đây là một đặc điểm quan trọng theo khía cạnh không có lợi, mà giáo viên phải rất chú ý khi tổ chức cho học sinh chơi ở trường và hướng dẫn cho các em chơi ở gia đình sao cho hợp lý. Ngày nay, trò chơi rất phong phú, đa dạng và được sử dụng vào mục đích khác nhau.

Trò chơi thường có tính tư tưởng cao, tính tư tưởng thể hiện ở chỗ giúp các em hình thành được các phẩm chất tinh thần trong sáng, lành mạnh.

Trò chơi có tính cạnh tranh, ganh đua rất cao. Do rò chơi có phân thắng thua nên làm cho tính cạnh tranh giữa các cá nhân, các đồng đội trở nên quyết liệt hơn.

Trò chơi có tính hấp dẫn cao nên cần đảm bảo thời gian, khối lượng cường độ (lượng vận động) hợp lý mới tạo ra hiệu quả tốt.

Điều đó đòi hỏi giáo viên khi tổ chức trò chơi cho các em ở trường như ở nhà phải được hướng dẫn chu đáo.

Vai trò của trò chơi vận động đối với việc GDTC cho học sinh các cấp bậc học.

Hệ thống tri thức cơ bản của tất cả các bài tập, hoạt động TDTT, giờ học GDTC…ảnh hưởng tới sức khỏe của cơ thể (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo). Trong đó, hệ thống tri thức cơ bản về phương pháp tập luyện TDTT và trò chơi có ý nghĩa rất lớn.

Trò chơi là một hoạt động đa dạng của con người, xuất hiện đồng thời với lao động và sự phá triển của xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu, đạo đức giáo dục….Trò chơi là bộ phận của nền văn hóa xã hội tùy thuộc vào mỗi quốc gia, là một phương pháp hữu hiệu để giáo dục con người, trước hết là giáo dục các em ở tuổi học đường.

Đối với các em, trò chơi là nhu cầu không thể thiếu được, là thế giới nhỏ của các em. Thông qua trò chơi, các em được chuẩn bị từng bước để đi vào cuộc sống xã hội, làm chủ xã hội. Từ góc độ sư phạm – giáo dục trò chơi là một nội dung quan trọng để thực hiện chức năng chuẩn bị thế hệ trẻ cho xã hội. Do vậy không thể đối lập hoặc tách rời giữa việc học và chơi của các em.

Theo nghĩa đó, việc nghiên cứu về trò chơi đã và đang thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà khoa học, giáo dục, phụ huynh học sinh của CHDCND Lào và một số nước trên thế giới. Dưới góc độ GDTC, vấn đền được chú ý nghiên cứu hơn cả là sưu tầm, biên soạn những TCVĐ phù hợp với tâm sinh lý, điều kiện thực hiện và tổ chức tốt quá trình chơi ngay tại rường học, trong các giờ thể dục nội và ngoại khóa.

Trên thế giới, hầu như nước nào cũng chú ý quan tâm đến vấn đề chơi của trẻ em. Xu hướng chung hiện nay là khai thác, hệ thống hóa và cải tiến hóa các hình thức vui chơi có tính dân tộc để sử dụng kết hợp với những trò chơi thi đấu hiện đại trong việc giáo dục trò chơi cho trẻ em. Theo nhiều nhà nghiên cứu về TDTT cho thấy thì TDTT nói chung trong đó có TCVĐ đã có vai trò rất quan trọng đối với việc thúc đẩy sự phát triển của bộ phận của cơ thể như: thúc đẩy sự phát triển của hệ xương, cơ, khớp, thúc đẩy việc tuần hoàn máu, sự phát triển của hệ hô hấp. Thúc đẩy nhanh quá trình của hệ thần kinh. Thúc đẩy các hệ thống tiêu hóa nội tiết.

Do tác dụng quan trọng đó của TDTT trong đó có TCVĐ đã góp phần tăng cường thể chất cho các em.

Mặt khác trò chơi là một hoạt động tập thể, trò chơi có chủ đề tư tưởng và chủ đích giáo dục cụ thể nên qua chơi trò chơi có thể giáo dục cho các em những nhân cách tốt đẹp như tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần dũng cảm cũng như các phẩm chất tốt đẹp khác.

Chính do tác dụng to lớn đó mà nhiều chuyên gia đã đánh giá vai trò của trò chơi là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động thể chất mà còn để giáo dục nhân cách cho học sinh.

Việc khai thác và áp dụng các loại trò chơi, nhất là TCVĐ và dân gian ở Lào còn chưa đầy đủ và toàn diện đối với giảng dạy trò chơi và tinh thần cho học sinh.

Từ những nhận định trên, đã góp phần thực hiện chiến lược giáo dục trò chơi cho học sinh ở các trường học, cần nghiên cứu và vận dụng đa dạng các trò chơi vào giờ học GDTC nhằm mục đích phát triển năng lực phối hợp hoạt động cho học sinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động phát triển thể lực cho học sinh khối 4 trường tiểu học nong song hong – thủ đô viêng chăn (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)