Phương pháp giảng dạy TCVĐ:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động phát triển thể lực cho học sinh khối 4 trường tiểu học nong song hong – thủ đô viêng chăn (Trang 35 - 40)

Trên cơ sở đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học, để tổ chức hướng dẫn trò chơi cho học sinh hiệu quả và an toàn, người giáo viên cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Để giảng dạy cho học sinh một trò chơi, công việc đầu tiên của người giáo viên là chọn trò chơi (những trò chơi đã được quy định trong chương trình sách hướng dẫn giảng dạy). Muốn chọn trò chơi đúng với yêu cầu, cần xác định được mục đích, yêu cầu của trò chơi định chọn. Ví dụ, trong một buổi hoạt động ngoại khóa ở ngoài trời, giáo viên có một hoạt động sôi nổi, hấp dẫn có thể lôi cuốn được tất cả học sinh vào hoạt động thi đua giữa tổ này với tổ khác hau lớp này với lớp khác. Như vậy giáo viên đã xác định được mục đích, yêu cầu để chọn trò chơi. Trong trường hợp này, giáo viên có thể chọn trò chơi ‘ chạy tiếp sức’, ‘ tiếp sức chuyển vật’, ‘ lò cò tiếp sức’.khi chọn trò chơi, giáo viên còn cần phải chú ý đến trình độ và sức khỏe của học sinh. Ngoài ra, giáo viên còn cần phải chú ý đến trình đặc điểm, giới tính, địa điểm tổ chức cho học sinh có đầy đủ để tổ chức được trò chơi hay không…

Về phương tiện cần phải chia ra những phương tiện nào giáo viên cần chuẩn bị. Ví dụ ‘ nhảy dây cá nhân’ thì học sinh phải tự chuẩn bị dây, muốn vậy giáo viên cần phải nhắc các em trong giờ học trước để các em chuẩn bị, thậm chí ngày hôm sau có giờ học GDTC, thì hôm trước đó giáo viên lại nhắc lại một lần nữa để các em nhớ. Đối với giáo viên, thì phương tiện để tổ chức cho học sinh cần chuẩn bị trước khi đến giờ tổ chức cho các em chơi như: làm vật mốc, mua bón...; và loại thứ hai kẻ vẽ sân chơi để chơi, thì có thể tiến hành chuẩn bị trước nếu kẻ vẽ bằng vôi nước, sơn…còn nếu vẽ bằng phấn thì đợi đến giờ học mới kẻ vẽ.

Về địa điểm: sau khi chọn địa điểm, giáo viên cho học sinh thu nhặt các vật nguy hiểm và quét dọn nơi chơi cho đảm bảo môi trường sư phạm.

Sau khi đã chọn được trò chơi, giáo viên cần biên soạn thành giáo án giảng dạy từng bước cho các em từ chỗ chưa biết đến chỗ biết, từ chỗ chỉ biết tham gia trò chơi một cách chưa thành thạo, thụ động đến biết tham gia trò chơi một cách hoàn toàn chủ động và có thể sáng tạo. Ví dụ, khi chọn trò chơi ‘Mèo đuổi chuột’ thì các bước tiến hành cho học sinh biết cách chơi là: Chuột chạy đường nào Mèo chạy đường đó, tiếp theo dạy cho học sinh biết cách đọc câu đồng dao trước và sau khi chơi. Sau đó, nâng mức độ cao hơn nữa có thể đổi

một phần cách chơi như trong quy định: Mèo không phải cứ chạy đúng đường mà chuột đã chạy, mà Mèo có thể chạy đón đầu…

Tổ chức đội hình cho học sinh chơi, được quy định trong một số nhiệm vụ sau: Tập hợp học sinh hao các đội hình khác nhau và ổn định tổ chức, phân chia đội ( nếu trò chơi phải chia đội), chọn vị trí đứng của giáo viên để giải thích và điều khiển chơi, chọn đội trưởng cho từng đội hoặc những người tham gia đóng vai trò trong cuộc chơi, ví dụ như : ‘ Mèo’, ‘ Chuột’…tùy theo tính chất của trò chơi , giáo viên có thể tổ chức trò chơi theo nhiều đội hình khác nhau: Đội hình hàng dọc hay hàng ngang, đội hình một hoặc hai vòng tròn v.v…ở mỗi đội hình như vậy thì vị trí đứng của giáo viên cũng khác nhau. Tuy nhiên, có một nguyên tắc phải chú ý làm sao phải để cho học sinh nghe rõ lời giáo viên nói, nhìn rõ được giáo viên làm mẫu và giáo viên phải quan sát được toàn bộ học sinh và quá trình cuộc chơi, nhưng không gây cản trở cuộc chơi của các em.

Giới thiệu và giải thích trò chơi có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào tình hình thực tiễn và sự hiểu biết của đối tượng. Nếu các em chưa biết trò chơi đó, thì cần giới thiệu, giải thích, làm mẫu tỉ mỉ, nhưng nếu các em đã biết hoặc đã nắm vững trò chơi thì cách giới thiệu và giải thích trò chơi nên tiến hành theo mấy bước sau: Gọi tên trò chơi, luậ lệ và cách chơi, yêu cầu về tổ chức kỷ luật, cách đánh giá thắng bại (phân thắng thua và những điểm cần chú ý khác. Đối với những trò chơi các em đã hiểu luật lệ chơi, giáo viên không phải giải thích trò chơi nữa, mà them một số yêu cầu. Có thể đưa ra một số yêu cầu cao, chặt chẽ hơn lần chơi trước, đòi hỏi học sinh cố gắng mới hoàn thành được. Có như vậy, các em mới hào hứng, hang hái phát huy hết khả năng sức lực, trí tuệ và óc sáng tạo của mình.

Giới thiệu và giải thích trò chơi hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý và khích lệ được học sinh tham gia chơi một cách thực sự, là một nghệ thuật của người điều khiển. Vì vậy, mỗi giáo viên cần tích lũy những kinh nghiệm và không nên coi thường khâu giới thiệu và giải thích trò chơi.

Khi các em chính thức bước vào chơi là lúc người điều khiển phải đóng vai trò như một trọng tài trong một trận thi đấu. Một tình huống như vi phạm luật, thống kê điểm thắng và thua của từng đội để rồi phân loại thắng thua, giải thích các vấn đề kiện cáo… đều do người điều khiển giải thích. Vì vậy, người điều khiển phải nắm vững tiến trình và theo dõi trò chơi thật chặt chẽ.

Theo kinh nghiệm của nhiều nhà sư phạm trong nước và nước ngoài, lúc cho học sinh chơi trò chơi mới, thì thường cho các em chơi thử một đến hai, ba lần… sau mỗi lần giáo viên cần nhận xét và bổ sung thêm về luật để các em nắm vững luật, sau đó mới tiến hành cho các em chơi chính thức có thi đua.

Thông thường người điều khiển phải làm một số việc sau:

- Cho học sinh làm một số động tác khởi động (có thể cho học sinh khởi động trước khi tổ chức đội hình chơi).

- Cho các em bắt đầu chơi.

- Theo dõi và nắm vững các hoạt động của từng cá nhân hoặc tập thể những học sinh tham gia chơi.

- Điều chỉnh khối lượng vận động của trò chơi.

- Đề phòng chấn thương (bảo hiểm) ở những chỗ cần thiết.

- Khi điều khiển trò chơi, giáo viên có thể điều chỉnh khối lượng vận động cho các em bằng nhiều cách như sau:

+ Dùng tiếng vỗ tay, tiếng trống, tiếng reo hò để tăng nhịp điệu trò chơi, rút ngắn hoặc tăng thời gian của trò chơi.

+ Thay đổi phạm vi hoạt động của trò chơi (rút ngắn hoặc tăng cự ly, giảm hoặc tăng trọng vật…).

+ Thay đổi số lượng trò chơi.

+ Thay đổi yêu cầu, mục đích hoặc luật lệ chơi. + Nghỉ giải lao (nếu cần giảm khối lượng vận động).

Khi điều khiển trò chơi, giáo viên cần phải chú ý bảo hiểm cho các em và tìm các biện pháp phòng ngừa chấn thương có thể xảy ra. Cần nhắc nhở và giáo

dục ý thức tổ chức kỷ luật. Vì đây là một trong những biện pháp phòng ngừa chấn thương hiệu quả nhất.

Sau mỗi lần hoặc một số lần cho học sinh chơi, giáo viên cần nhận xét, đánh giá kết quả cuộc chơi. Để đánh giá đúng thực chất của trò chơi, giáo viên phải thống kê được những ưu điểm, khuyết điểm của từng đội, cụ thể: Về thời gian đội nào hoàn thành trước, nhiều hay ít người vi phạm luật lệ, đội hình đội ngũ có trật tự kỷ luật không… Dựa vào yêu cầu, nội quy chơi, kết quả cuộc chơi mà giáo viên đánh giá cuộc chơi thật công bằng, rõ rang. Giáo viên phải hết sức lưu ý vấn đề này, vì đôi khi có giáo viên nêu yêu cầu và luật lệ chơi rất khắt khe, nhưng khi đánh giá kết quả cuộc chơi lại rất đại khái, không chính xác hoặc không công bằng. Vì vậy, đã làm cho học sinh mất hết hứng khởi, đôi khi các em biểu lộ sự phản đối với sự đánh giá đó và không chấp nhận kết luận người điều khiển. Đây là những điều xảy ra không phải hạn hữu, ngay đến các trò chơi của người lớn như: bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền… chúng ta cũng đã thấy các hiện tượng như vậy và tất nhiên kết quả trong cuộc chơi mà chúng ta tổ chức cho học sinh chơi bị giảm đi rất nhiều, mất đi ý thức giáo dục và đôi khi dẫn đến sự hiềm khích, hiểu nhầm…

Một số điểm chú ý giảng dạy: do điều kiện về cơ sở vật chất của hầu hết các trường phổ thông ở nước ta là sân bãi chật hẹp, dụng cụ phương tiện thiếu thốn. Trong điều kiện thời tiết bình thường đã khó dạy hết nội dung chương trình, khi gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi như mưa, gió, bão lụt thì hầu như các giờ dạy thể dục đều không dạy được. Dưới đây chúng tôi nêu một vài cách để các giáo viên ứng dụng khi gặp phải điều kiện thời tiết không thuận lợi.

Cho tập một số bài tập thể lực, bổ trợ để học sinh có thể tập lần lượt ngay trong lớp.

Sử dụng một số trò chơi trong nhà để học sinh tập luyện, và chơi mặc dù khối lượng vận động có thể chưa đạt mức yêu cầu, nhưng còn hơn là không tập gì để giờ trống.

Khi dạy trong nhà nên sử dụng các hình thức trò chơi có hoạt động cả tay chân, trí tuệ. Kết hợp với biện pháp tập thể lực có thể là chống đẩy, bật nhảy quay các hướng.

Khi phải dạy các nội dung trong nhà giáo viên phải thu xếp gọn bàn ghế trong lớp để ạo ra khoảng trống trong lớp rộng hơn cho các em tập.

Một số trò chơi có thể chơi được trong điều kiện diện tích sân tập chật hẹp. Khi tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi ở trong lớp giáo viên nên dung nhiều hình thức tổ chức lớp cho sinh động hấp dẫn, có thể kể chuyện dẫn dắt nhằm cung cấp thêm một số thông tin khác nữa ngoài nội dung của các trò chơi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi dạy nội dung các trò chơi có cự ly thì giáo viên nên áp dụng các cự ly ngắn cho các lớp dưới, cự ly dài tối đa cho các em lớp trên trong từng cấp bậc học.

Có thể nói điều khiển tiến trình một cuộc chơi sao cho sôi nổi, sinh động, hấp dấn lôi cuốn được học sinh tham gia chơi một cách thích thú, đó là nghệ thuật của nhà sư phạm. Có lẽ chỉ có lòng yêu trò, yêu nghề, sự ham học hỏi nghiên cứu, sưu tầm tích lũy kinh nghiệm thì nghề thuật đó mới càng phong phú và hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động phát triển thể lực cho học sinh khối 4 trường tiểu học nong song hong – thủ đô viêng chăn (Trang 35 - 40)