Lựa chọn các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động phát triển thể lực cho học sinh khối 4 trường tiểu học nong song hong – thủ đô viêng chăn (Trang 65 - 69)

3.2.1. Lựa chọn các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn. sinh khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn.

Để lựa chọn được các trò chơi vận động phù hợp với học sinh khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn, trước tiên chúng ta phải xác định được nguyên tắc lựa chọn và xây dựng các trò chơi. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, phân tích tổng hợp các tài liệu như về quan điểm và nguyên tắc huấn luyện, học thuyết huấn luyện, lý luận và phương pháp giáo dục thể chất của Lào và các nước khác... dựa vào đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi và mục đích yêu cầu về giảng dạy cũng như đào tạo của nhà trường.

Trên các cơ sở trên, đề tài xác định có 5 nguyên tắc khi xây dựng các bài tập, đó là:

- Nguyên tắc 1: TCVĐ có sức lôi cuốn được học sinh yêu thích, hấp dẫn bởi tính phong phú, đa dạng có thể vận dụng giảng dạy cho mọi đối tượng người tập.

- Nguyên tắc 2: TCVĐ là nội dung bài tập quy định, hiện có trong chương trình giảng dạy của học sinh khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn.

- Nguyên tắc 3: TCVĐ có tác dụng tổng hợp đối với người nâng cao tố chất thể lực như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo.Có tác dụng hoàn thiện các kỹ năng vận động đã học và khả năng điều khiển động tác trong các tình huống thay đổi. Mặt khác TCVĐ cũng góp phần hình thành nhân cách và giáo dục các phẩm chất đức tốt đẹp như tính tập thể, lòng dũng cảm, tính đoàn kết, tính kỷ luật và ý chí quyết thắng, sáng tạo trong học tập, vui chơi.

- Nguyên tắc 4: Các TCVĐ dễ tổ chức tập luyện, có thể điều chỉnh lượng vận động thông qua cách chơi, số lần lặp lại, cự ly di chuyển ...

- Nguyên tắc 5: Trò chơi phải phù hợp với điều kiện sân bãi dụng cụ có sẵn của nhà trường tránh chọn những trò chơi không chuẩn bị được dụng cụ hoặc có yêu cầu sân bãi vượt quá khả năng cho phép của nhà trường.

Lựa chọn TCVĐ

Đề tài đã căn cứ vào đặc điểm cụ thể của đối tượng và tình hình thực tế của các trường Tiểu học trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn. Bên cạnh đó thông qua việc đọc các tài liệu tham khảo như: Lý luận và phương pháp TDTT, các

sách viết về thể lực cho học sinh Tiểu học, trò chơi vận động, các luận văn cao học của các khóa ... đồng thời quan sát sư phạm các giờ dạy thể dục cho học sinh khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong và một số trường khác trên địa bàn Huyện. Đề tài đã tổng hợp được 25 trò chơi có nội dung giáo dục về thể chất, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức tốt cho học sinh khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong. Đề tài tiến hành phỏng vấn 30 giáo viên trong và ngoài trường về mức độ quan trọng của các TCVĐ đến việc phát triển các tố chất thể lực cho học sinh.

Nhóm trò chơi bao gồm + Trò chơi phát triển trí tuệ

+ Trò chơi rèn luyện hô hấp định hướng + Trò chơi rèn luyện kỹ năng đi, chạy, nhảy

+ Trò chơi rèn luyện kỹ năng ném, đẩy, tung, bắt bóng Kết quả được trình bày tại bảng 3.13.

Bảng 3.13. Kết quả phỏng vấn lựa chọn TCVĐ nhằm nâng cao hiệu quả GDTC cho đối tượng nghiên cứu (n=30)

TT Phân loại Trò chơi vận động Tán thành

(số người) Tỷ lệ %

1

Trò chơi phát triển sức nhanh, khéo léo

- Lò cò tiếp sức 18 60.0

2 - Bịt mắt bắt dê 16 53.3

3 - Chim xổ lồng 25 83.3

4 - Hoàng anh hoàng yến 26 86.6

5 - Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau 16 53.3

6 - Người thừa thứ ba 26 86.6 7 - Cướp cờ 20 66.6 8 - Đổi bóng 27 90.0 9 Trò chơi phát triển sức chi dưới - Tạo sóng 26 86.6

10 - Đội nào cò nhanh 25 83.3

12 - Ai nhanh và khéo hơn 16 53.3

13 - Chuyền nhanh nhảy nhanh 26 86.6

14 - Nhảy cóc tập thể 25 83.3 15 Trò chơi rèn luyện kỹ năng và sức mạnh chi trên - Tranh phần 19 63.3 16 - Cua đá bóng 27 90.0 17 - Phá vây 26 86.6 18 - Ai kéo khỏe 25 83.3 19 - Chuyền đồ vật 20 66.6 20 Trò chơi phát khả năng phối hợp vận động - Giăng lưới bắt cá 26 86.6 21 - Trao tín gậy 27 90.0 22 - Chạy tiếp sức 19 63.3

23 - Chạy tiếp sức theo vòng tròn 23 76.6

24 - Nhảy ô tiếp sức 19 63.3 25 - Bóng chuyền sáu 26 86.6 26 Trò chơi phát triển sức bền - Vác đạn tải thương 27 90.0 27 - Kéo co 26 86.6 28 - Nhảy tập thể 19 63.3 29 - Lò cò tập thể 16 53.3 30 - Người vô địch 26 86.6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kết quả của bảng 3.13 cho thấy, các TCVĐ có số thứ tự là: 3, 4, 6, 8 thuộc nhóm Trò chơi phát triển sức nhanh, khéo léo; các trò chơi có số thứ tự là: 9, 10, 13, 14 thuộc nhóm Trò chơi phát triển sức chi dưới; các trò chơi có thứ tự là: 16, 17, 18 thuộc nhóm Trò chơi rèn luyện kỹ năng và sức mạnh chi trên; trò chơi có số thứ tự là: 20, 21, 23, 25 thuộc nhóm Trò chơi phát khả năng phối hợp vận động; các trò chơi có thứ tự là: 26, 27, 30 thuộc nhóm Trò chơi phát triển sức bền đều đạt từ 85% đến 95% ý kiến tán thành. Còn lại các trò chơi chỉ có 65% trở xuống ý kiến tán thành. Vì vậy, đề tài đã lựa chọn được 18 trò chơi thuộc 04 nhóm để tiến hành thực nghiệm. Những trò chơi được đề tài lựa chọn là:

2. Hoàng anh hoàng yến 3. Người thừa thứ ba 4. Đổi bóng

5. Tạo sóng

6. Đội nào cò nhanh

7. Chuyền nhanh nhảy nhanh 8. Nhảy cóc tập thể 9. Cua đá bóng 10. Phá vây 11. Ai kéo khỏe 12. Giăng lưới bắt cá 13. Trao tín gậy 14. Bóng chuyền sáu

15. Chạy tiếp sức theo vòng tròn 16. Vác đạn tải thương

17. Kéo co

18. Người vô địch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động phát triển thể lực cho học sinh khối 4 trường tiểu học nong song hong – thủ đô viêng chăn (Trang 65 - 69)