Về sử dụng TCVĐ nhằm phát triển thể lực cho học sinh khối 4 trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động phát triển thể lực cho học sinh khối 4 trường tiểu học nong song hong – thủ đô viêng chăn (Trang 54)

trường Tiểu học Nong Song Hong – thủ đô Viêng Chăn.

Đề đánh giá thực trạng việc sử dụng các TCVĐ nhằm phát triển thể lực cho học sinh khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – thủ đô Viêng Chăn, đề tài tiến hành khảo sát và phỏng vấn 30 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn GDTC tại trường và một số giáo viên giảng dạy môn GDTC khác trên địa bàn về việc sử dụng TCVĐ cho học sinh Tiểu học. Câu hỏi dựa trên 4 nội dung cơ bản sau:

- Những loại TCVĐ nào được sử dụng để phát triển thể lực cho học sinh Tiểu học.

- Số lần sử dụng các TCVĐ trong mỗi tuần.

- Thời gian sử dụng các TCVĐ trong mỗi buổi lên lớp.

- Những khó khăn trong khi sử dụng các TCVĐ cho học sinh. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4

Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn sử dụng TCVĐ nhằm phát triển thể lực cho học sinh Tiểu học (n= 30) TT Nội dung phỏng vấn Mức độ sử dụng TCVĐ Thường xuyên Tỷ lệ % Ít Tỷ lệ % Không Tỷ lệ % I Những TCVĐ được sử dụng 1 Trò chơi định hướng phản xạ khéo léo 9 30.0 15 50 6 20 2 Trò chơi phát triển sức mạnh 21 70 8 26.7 1 3.3 3 Trò chơi rèn luyện kỹ năng ném, co kéo và sức mạnh tay 21 70 8 26.7 1 3.3 4 Trò chơi phát triển khả năng phối hợp 13 43.3 17 56.7 0 0

II Thời gian sử dụng TCVĐ mỗi buổi tập

1 Từ 15 đến 20 phút 02 6.7 03 10.0 0 0 2 Từ 10 – 15 phút 03 10.0 05 16.7 0 0

3 Dưới 10 phút 14 46.6 03 10.0 0 0

III Số lần sử dụng TCVĐ trong tuần

1 3 lần 0 0 0 0 0 0 2 2 lần 0 0 12 40.0 0 0 3 1 lần 18 60.0 0 0 0 0 IV Những khó khăn khi sử dụng TCVĐ 1 Sân bãi 16 53.4 0 0 0 0 2 Dụng cụ 0 0 10 33.3 0 0 3 Phương pháp tổ chức 0 0 0 0 4 13.3 Qua bảng 3.4 cho thấy: Việc sử dụng TCVĐ để phát triển thể lực cho học sinh trong các trường Tiểu học đã có triển khai, song còn rất ít; Trò chơi sử dụng nhiều nhất là phát triển sức mạnh của tay và chân, chưa chú ý đến việc phát triển toàn diện các tố chất thể lực.

- Thời gian TCVĐ trong mỗi buổi lên lớp phần lớn các giáo viên sử dụng là ít và rất ít như vậy là không hợp lý.

- Số lần sử dụng TCVĐ trong một tuần còn quá ít, chỉ 12/30 người trả lời có sử dụng 2 lần một tuần. Còn phần lớn thường xuyên sử dụng 1 lần/tuần.

- Trong quá trình phỏng vấn về thực trạng sử dụng TCVĐ cũng cho thấy một số vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động TCVĐ cho HS như sân bãi, dụng cụ triển khai TCVĐ còn thiếu tính đồng bộ. Do vậy ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng hoạt động của các TCVĐ.

3.1.4. Lựa chọn test đánh giá thể lực cho học sinh khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn.

Trong những năm qua các nước trong khu vực và thế giới đều đã xây dựng các chỉ tiêu để đánh giá thể lực cho học sinh, sinh viên của mình. Song ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào thì chưa có các tiêu chuẩn đánh giá này. Qua tham khảo các chỉ tiêu đánh giá thể lực cho học sinh, sinh viên của một số

nước trên thế giới như: Liên Xô (nước Nga hiện nay), Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…đặc biệt là của Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu thu được chúng tôi đã dùng làm cơ sở để lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá thể lực cho học sinh khối 4 Trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn hiện nay.

- Các nguyên tắc để lựa chọn test

Căn cứ vào những mục tiêu chương trình đào tạo môn học theo yêu cầu của Bộ Giáo dục Đào tạo và Thể thao của nhà nước CHDCND Lào. Một số lứa tuổi của học sinh mà chúng tôi đã thu thập và tổng hợp ở trên, rõ ràng việc lựa chọn các test ứng dụng trong quá trình đánh giá sự phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu phải tuân thủ nghiêm khắc các nguyên tắc lựa chọn như sau:

+ Nguyên tắc 1: Các test đã lựa chọn phải đánh giá được toàn diện các tố chất vận động.

+ Nguyên tắc 2: Việc lựa chọn phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính thông tin cần thiết của đối tượng nghiên cứu. Nói cách khác, việc thực hiện nguyên tắc này là việc lựa chọn các test nhằm đi đến việc xác định các yếu tố của tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền...)

+ Nguyên tắc 3: Các test lựa chọn phải có các chỉ tiêu đánh giá cụ thể, các hình thức tổ chức đơn giản phù hợp với điều kiện thực tiễn của công tác giảng dạy tại Trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn hiện nay.

3.1.3.1. Lựa chọn test đánh giá thể lực

Thông qua hoạt động nghiên cứu, tham khảo các tài liệu chuyên môn của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu… Đồng thời tìm hiểu công tác đánh giá sự phát triển và thể lực của học sinh của các nước trong khu vực và thế giới, đặc biệt là Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT của Việt Nam về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ban hành.

Để đảm bảo tính khoa học, việc lựa chọn các chỉ tiêu kiểm tra, đánh giá thực trạng thể lực của học sinh Trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn được thẩm định thông qua ý kiến chuyên gia. Chúng tôi tiến hành

phỏng vấn các giáo viên, chuyên gia hoạt động về lĩnh vực GDTC, TDTT của Lào và Việt Nam. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá thể lực của đối tượng nghiên cứu (n=30)

TT Test Ý kiến

Đồng ý %

1 Lực bóp thuận tay (kg) 8 26.6

2 Bật xa tại chỗ (cm) 25 83.4

3 Chạy 30m xuất phát cao (s) 27 90

4 Chạy con thoi 4x 10m (s) 26 86.6

5 Nằm ngửa gấp bụng 30 giây (lần) 17 56.6

6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 25 83.4

Qua bảng 3.5 cho thấy, có 4/6 test được các giáo viên, chuyên gia lựa chọn với mức độ tán thành từ 80% trở lên. Vì vậy, nghiên cứu quyết định sử dụng 04 test trên để kiểm tra, đánh giá thể lực cho học sinh Khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn Các test đó là:

Test 1: Bật xa tại chỗ (cm)

Test 2: Chạy 30m xuất phát cao (s). Test 3: Chạy con thoi 4 x 10m (s). Test 4: Chạy tùy sức 5 phút (m)

- Xácđịnhtínhthôngbáocủa test:

Đề tài tiến hành xác định mối tương quan của kết quả kiểm tra các test lựa chọn với kết quả học tập môn GDTC của đối tượng nghiên cứu. Kết quả trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Xác định tính thông báo của các test đánh giá thể lực cho học sinh Khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn

TT Test r p

1 Bật xa tại chỗ (cm) 0.83 <0.05

2 Chạy 30m XPC (s) 0.87 <0.05

3 Chạy con thoi 4 x 10m (s) 0.85 <0.05 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 0.84 < 0.05

Qua bảng 3.6 cho thấy: cả 4 test đánh giá trên các đối tượng thực nghiệm đều có kết quả tính thông báo chặt chẽ với kết quả học tập môn GDTC. Hệ số tương quan r đạt tới mức từ 0.83 đến 0.87 với P <0.05. Như vậy có nghĩa là cả 4 test trên đều đảm bảo tính thông báo trong việc đánh giá thể lực của học sinh Khối 4 trường TH Nong Song Hong.

- Xác định độ tin cậy của test:

Sau khi xác định được các test đánh giá thực trạng phát triển thể lực đảm bảo tính thông báo, đề tài tiếp tục kiểm tra độ tin cậy bằng phương pháp lặp lại (kiểm tra lần 1 và lần 2 cách nhau 1 tuần). Độ tin cậy được xác định bằng phương pháp tính hệ số tương quan cặp giữa 2 lần lập test của 4 test. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Xác định độ tin cậy của các test đánh giá thể lực cho đối tượng nghiên cứu

Nam học sinh

TT Test Kết quả kiểm tra

Lần 1 (x ) Lần 2 (x ) r

1 Bật xa tại chỗ (cm) 143.0 ± 8.0 143.5 ± 8.5 0.834 2 Chạy 30m XPC (s) 6.28 ± 0.32 6.26 ± 0.34 0.847 3 Chạy con thoi 4 x 10m (s) 13.50 ± 0.60 13.54 ± 0.64 0.863 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 780.0 ± 36.0 782.0 ± 38.0 0.845

Nữ học sinh

TT Test Kết quả kiểm tra

Lần 1 (x ) Lần 2 (x ) r

1 Bật xa tại chỗ (cm) 136.0 ± 8.0 136.5 ± 9.5 0.841 2 Chạy 30m XPC (s) 7.06 ± 0.40 7.08 ± 0.42 0.824 3 Chạy con thoi 4 x 10m (s) 13.68 ± 0.64 13.74 ± 0.66 0.836 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 746.0 ± 40.0 745.5 ± 41.0 0.854

Qua bảng 3.7. cho thấy: ở cả 4 test kiểm trên đều có mối tương quan mạnh với rtính = 0.834 đến 0.863 với P < 0.05. Có nghĩa là cả 04 test đều đảm

bảo độ tin cậy và cho phép sử dụng được để kiểm tra, đánh giá trình độ thể lực của đối tượng nghiên cứu.

Như vậy qua quá trình nghiên cứu, đặc biệt là 2 bước xác định tính thông báo và độ tin cậy, đề tài đã chọn ra được 4 test đủ tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho đối tượng nghiên cứu.

3.1.5. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho học sinh Khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn

Để đánh giá sự phát triển thể lực của đối tượng nghiên cứu qua từng test bằng sự phân loại hoặc bằng cách tính điểm theo thang độ C, trước hết chúng tôi đã kiểm tra tính phân bố chuẩn của các số liệu khảo sát ở từng test và thấy rằng chúng đều được phân bố gần chuẩn.

Từ các kết quả thống kê trong bảng 3.7 đề tài tiến hành phân loại từng test đánh giá thể lực cho học sinh Khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong với 5 mức: tốt, khá, trung bình, yếu, kém theo quy tắc 2 xích ma như sau:

- Tốt: > x + 2

- Khá: Từ x + 1 đến x + 2 - Trung bình: Từ x - 1 đến x + 1 - Yếu: Từ x - 1 đến x - 2

- Kém: < x - 2

Đối với các chỉ số tính bằng thời gian thì phân loại theo cách ngược lại, trong đó < x - 2 là tốt và > x + 2 là kém.

Kết quả tính toán được trình bày thành bảng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp thể lực cho học sinh Khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong. Kết quả thu được qua các bảng này để sử dụng trong việc đánh giá, phân loại trình độ của từng nội dung kiểm tra, đồng thời nhằm phục vụ cho công tác đối chiếu, tham khảo trong thực tiễn huấn luyện và đánh giá thể lực cho đối tượng nghiên cứu.

Trong thực tiễn đánh giá, do có những kết quả không nằm ở mức phân định nên khi đánh giá cần thiết sử dụng phương pháp tiệm cận, nghĩa là thành tích một chỉ tiêu nào gần với mức điểm nào hơn thì lấy điểm đó. Kết quả tính toán thành các

bảng tiêu chuẩn phân loại các test đánh giá thể lực nhằm phục vụ cho công tác đối chiếu, tham khảo sau này trong thực tiễn huấn luyện và đánh giá trình độ thể lực cho đối tượng nghiên cứu. Đồng thời cũng căn cứ vào các kết quả thống kê trong bảng 3.7 đề tài tiến hành xây dựng bảng điểm theo thang độ C (thang điểm 10) cho từng test đã lựa chọn. Kết quả được trình bày ở bảng 3.8, và 3.9.

Bảng 3.8. Phân loại tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho học sinh Khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong Học sinh Nam TT Test Phân loại Kém Yếu Trung bình Khá Tốt 1 Bật xa tại chỗ (cm) < 130.0 130.0 - 138.0 139.0 - 147.0 148.0 - 156.0 > 156.0 2 Chạy 30m XPC (s) > 6.76 6.45 - 6.76 6.13 - 6.44 5.81 - 6.12 < 5.81 3 Chạy con thoi 4 x 10m (s) > 14.40 13.81 - 14.40 13.21 - 13.80 12.61 - 13.20 < 12.61 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) < 731.0 731.0 - 767.0 768.0 - 793.0 794.0 - 839.0 > 839.0 Học sinh Nữ TT Test Phân loại Kém Yếu Trung bình Khá Tốt 1 Bật xa tại chỗ (cm) < 123.0 123.0 - 131.0 132.0 - 139.0 140.0 - 147.0 > 147.0 2 Chạy 30m XPC (s) > 7.76 7.37 - 7.76 6.96 - 7.36 6.57 - 6.96 < 6.57 3 Chạy con thoi 4 x 10m (s) > 14.63 13.99 - 14.63 13.36 - 13.99 13.35 - 12.71 < 12.71 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) < 686.0 686.0 - 725.0 726.0 - 765.0 766.0 - 805.0 > 805.0

Bảng 3.9. Bảng điểm đánh giá thể lực cho học sinh Khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong Học sinh Nam TT Test Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Bật xa tại chỗ (cm) <129.0 129.0 133.0 137.0 141.0 145.0 149.0 153.0 157.0 >157.0 2 Chạy 30m XPC (s) > 6.85 6.85 6.69 6.53 6.37 6.21 6.05 5.89 5.73 <5.73 3 Chạy con thoi 4 x 10m (s) >14.56 14.56 14.26 13.96 13.66 13.36 13.06 12.76 12.46 <12.46 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) <713.0 713.0 731.0 749.0 767.0 786.0 805.0 824.0 843.0 >843.0 Học sinh Nữ TT Test Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Bật xa tại chỗ (cm) <122.0 122.0 126.0 130.0 134.0 138.0 142.0 146.0 150.0 >150.0 2 Chạy 30m XPC (s) >7.86 7.86 7.66 7.46 7.26 7.06 6.86 6.66 6.46 <6.46 3 Chạy con thoi 4 x 10m (s) >14.80 14.80 14.48 14.16 13.84 13.52 13.20 12.88 12.56 <12.56 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) <670.0 676.0 696.0 716.0 736.0 756.0 776.0 796.0 816.0 >816.0

Sau khi đã quy được tất cả kết quả của các chỉ tiêu ra điểm cần xây dựng tiêu chuẩn tổng hợp đánh giá thể lực cho đối tượng nghiên cứu. Đề tài sử dụng 5 test theo thang điểm 10 đánh giá thể lực thì tương ứng với số điểm tối đa quy đổi là 50 điểm, đối chiếu với kết quả thu được ở từ bảng 3.7 đến 3.9 đề tài xác định tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại tổng hợp thể lực cho đối tượng nghiên cứu. Kết quả được trình bày bảng 3.10.

Bảng 3.10. Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại tổng hợp thể lực cho học sinh Khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong

TT Xếp loại Tổng điểm

(Tổng số điểm tối đa = 40)

1 Tốt > 36

2 Khá 28 – 35

3 Trung bình 20 – 27

4 Yếu 12 – 19

5 Kém < 12

3.1.6. Đánh giá thực trạng thể lực của học sinh Khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn. Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn.

a. Về kết quả học tập môn học GDTC

Theo quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo và Thể thao thì bắt đầu từ năm 2015 đối với đánh giá xếp loại kết quả học tập của học sinh trong môn GDTC được chuyển từ cho điểm sang đánh giá ở hai mức là "Đạt" và "Chưa đạt". Đề tài tiến hành đánh giá kết quả học tập môn GDTC của học sinh khối trường 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn qua các năm học trước. Kết quả được trình bày tại bảng 3.11.

Bảng 3.11. Kết quả học tập môn GDTC của học sinh khối trường 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn.

TT Năm học Kết quả học tập môn GDTC

Đạt Tỷ lệ % Chưa đạt Tỷ lệ %

1 2018 – 2019 220 79.1 58 20.9

Từ kết quả thu được ở bảng 3.13 cho thấy, kết quả xếp loại học tập môn học GDTC trong 02 năm học gần đây của học sinh Khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn, số học sinh xếp loại "Chưa đạt" chiếm tỷ lệ tương đối cao (khoảng 21%).

b. Về xếp loại thể lực

Trên cơ sở các test đã lựa chọn, đề tài tiến hành đánh giá thể lực của học sinh Khối 4 trường Tiểu học Nong Song Hong – Thủ đô Viêng Chăn. Đối tượng thực nghiệm được lựa chọn ngẫu nhiên của 04 lớp với 160 học sinh trong đó

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động phát triển thể lực cho học sinh khối 4 trường tiểu học nong song hong – thủ đô viêng chăn (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)