Đặc điểm thể lực chung và chuyên môn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thể lực cho nam học viên nhóm 1 trường đại học PCCC (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. Đặc điểm thể lực chung và chuyên môn

1.5.1. Thể lực chung.

Thể lực là nội dung nằm trong định nghĩa chung về sức khỏe. Nói một cách chính xác hơn thì thể lực là sức lực của con người. Chuẩn bị thể lực là hoạt động chuyên môn nhằm chuẩn bị cho con người học tập, lao động, bảo vệ Tổ quốc và các hoạt động vận động khác. Ví dụ: chuẩn bị thể lực cho học tập, chuẩn bị thể lực cho lao động... (chuẩn bị thể lực chung). Chuẩn bị thể lực chung là q trình GDTC khơng chun hóa hoặc chun mơn hóa tương đối ít nhằm tạo nên những tiền đề chung rộng rãi thể lực là chính để có kết quả tốt trong một hoạt động hoặc một số hoạt động nào đó.

Giáo dục thể lực chung là q trình phát triển tồn diện các tố chất thể lực cũng như chức phận khác nhau, không đặc trưng cho một hoạt động riêng biệt nào và tạo điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục thể

18

lực chun mơn nhằm phát triển tồn diện năng lực thể chất và làm phong phú vốn kỹ năng kỹ xảo của VĐV.

Giáo dục thể lực chung (còn gọi là quá trình giáo dục các tố chất thể lực chung và chun mơn) là một q trình tác động thường xun, liên tục và theo kế hoạch sắp xếp hợp lý bằng những bài tập TDTT nhằm phát triển các mặt chất lượng và khả năng vận động. Quá trình ấy tác động sâu sắc đối với hệ thần kinh, cơ bắp cũng như đối với các cơ quan nội tạng của con người.

Quá trình giáo dục thể lực là sự phù hợp của các phương tiện (bài tập thể chất) cũng như các phương pháp sử dụng trong quá trình giáo dục thể lực phải phù hợp với cả quy luật phát triển của đối tượng (lứa tuổi, trình độ tập luyện...). Khi đề cập đến vấn đề thể lực chung cũng như đề cập đến giáo dục các tố chất thể lực chuyên môn, chúng ta hiểu rõ trong hoạt động chung của con người thì hoạt động cơ bắp là dạng đặc trưng mang tính trọng tâm. Hoạt động cơ bắp được thể hiện ở ba phương diện:

- Sự co cơ (phụ thuộc chủ yếu vào tỉ lệ cấu trúc sợi cơ, số lượng sợi cơ và thiết diện cơ).

- Sự trao đổi chất (tức là quá trình sản sinh năng lượng). - Sự dẫn truyền kích thích (hoạt động thần kinh cơ).

Ba phương diện trên đây ln có mối tương quan với khả năng hoạt động của tố chất thể lực (theo Ozolin 1970, Philin 1974, Vaixekhovxki 1976, Phomin 1979). Đặc biệt chúng ln có mối tương quan chặt chẽ với ba tố chất thể lực cơ bản: sức nhanh, sức mạnh, sức bền. Trong đó, độ lớn của sức mạnh quan hệ chủ yếu với khả năng co cơ, thể hiện theo hướng thay đổi giữa yếu tố thời gian duy trì và cường độ vận động cơ bắp. Do vậy ta có: sức mạnh tối đa, sức mạnh nhanh và sức mạnh bền. Độ lớn của sức nhanh quan hệ khả năng dẫn truyền của hệ thần kinh và liên quan đến thành phần của sợi cơ. Do vậy ta có: sức nhanh phản ứng, sức nhanh vận động và sức nhanh động tác. Độ lớn của sức bền quan hệ chủ yếu với hoạt động trao đổi chất. Mà mối quan hệ này dựa trên cơ sở sinh năng lượng yếm

19

khí và ưa khí. Chính vì vậy, ta có sức bền cự ly ngắn, sức bền cự ly trung bình và sức bền cự ly dài (Ozolin 1970, Dietrich Hare 1976...). [35][45].

Song phải ghi nhớ rằng tất cả các tố chất vận động trên luôn hiện diện trong mối tương quan lẫn nhau (khơng có biểu thị riêng tuyệt đối). Trong q trình huấn luyện thể lực, người tập phát triển thể lực một cách toàn diện, mà sự phát triển này được gọi là năng lực thể chất. Nó được đánh giá bởi mức độ phát triển về khả năng sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, quá trình chuẩn bị thể lực chung, sức khỏe của người tập được tăng cường, các hệ thống cơ quan, chức phận của cơ thể được hoàn thiện. Và như vậy, khả năng tiếp nhận lượng vận động của người tập cũng được nâng lên, chính điều này đã dẫn đến mức độ phát triển tố chất thể lực cao hơn.

Việc huấn luyện thể lực chung phải đạt dược khả năng làm việc của các cơ quan chức phận ở mức độ cao. Đó chính là nhiệm vụ cơ bản của quá trình chuẩn bị thể lực chung. Chuẩn bị thể lực nhờ vào các bài tập có và khơng có dụng cụ đồng thời cũng có thể nhờ vào việc sử dụng bài tập của các mơn thẻ thao khác. Vai trị quan trọng trong quá trình chuẩn bị thể lực chung là việ chọn lựa các bài tập buộc cơ thể phải huy động một số lượng lớn cơ bắp, các cơ quan chức phận của cơ thể tham gia (các bài tập chạy, các bài tập thể dục...). Song mặt khác, cũng cần thiết phải chọn lựa các bài tập chỉ có những ảnh hưởng nhất định. Hay nói một cách khác, các bài tập này phải hướng tới việc phát triển một bộ phận nào đó của cơ thể hoặc tổng hợp các bộ phận, các tố chất vận động sẽ có tác dụng làm tăng cường khả năng thể chất người tập nói chung.

Tóm lại: Qua thực tiễn nghiên cứu, các nhà khoa học chứng minh rằng

các TCTL có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng hỗ trợ nhau phát triển, nếu tách rời một trong những TCTL đều khơng có ý nghĩa phát triển. Thật vậy, TCTL chung bao gồm 5 tố chất cơ bản: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền chung, mềm dẻo và linh hoạt khéo léo. Trong 5 tố chất mỗi tố chất có tác dụng và ý nghĩa phát triển thể chất thể trạng khác nhau, như:

20

- Tố chất sức nhanh: Có tác dụng giúp cho người tập hoạt động dưới các trạng thái nhanh, phát triển tốt khả năng linh hoạt của hệ thống thần kinh - cơ bắp.

- Tố chất sức mạnh: Giúp cho các hoạt động của người tập với sự nỗ lực ý trí cao để khắc phục được lực cản bên ngoài lớn.

- Sức bền chung: Tạo điều kiện phát triển tốt các cơ quan hệ thống trong cơ thể như đối với tim thì buồng tim to hơn (khoang tim rộng chứa được nhiều máu), thành cơ tim dầy hơn, đàn tính cơ tim tốt hơn. Đối với hệ tuần hồn giúp nó hoạt động đàn tính của mạch tốt hơn làm cho máu lưu chuyển dễ dàng hơn và mạch đập cũng như huyết áp ổn định tốt hơn. Đối với hệ cơ bắp - dây chằng đàn tính hơn giúp cho con người vận động tốt hơn.

- Tố chất mềm dẻo và linh hoạt khéo léo: Làm cho các cơ quan tổ chức làm việc có hiệu quả hơn nhờ sự thả lỏng và dùng sức đúng thời điểm, thực hiện các hoạt động với biên độ của khớp lớn. Để phát triển tốt mỗi TCTL trên thì việc sử dụng các hệ thống bài tập cho mỗi tố chất cần phù hợp với đối tượng tập luyện. Tố chất sức bền chung có tác dụng hỗ trợ cho việc phát triển tố chất sức nhanh và sức mạnh tốt hơn, mềm dẻo và linh hoạt khéo léo có tác dụng nâng cao hiệu quả việc phát triển sức bền chung, sức nhanh, sức mạnh.

1.5.2. Thể lực chuyên môn.

Theo Nôvicốp và Mátvêép: thể lực chuyên môn là các tố chất thể lực sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động chuyên môn trực tiếp giúp người tập nắm bắt các kỹ thuật và nâng cao thành tích chính mơn chun sâu mà vận động viên tập luyện.

Theo các tác giả Trung Quốc như Điền Mạnh Cửu, Hình Văn Hoa, Diễn Phong thì thể lực được thể hiện ở các tố chất thể lực chung và tố chất thể lực chuyên môn. Tố chất thể lực chung (nhanh, mạnh, bền, khéo dẻo chung) chủ yếu nhằm nâng cao năng lực hoạt động thể lực chung cho mọi hoạt động thể lực của con người trong cuộc sống. Cịn tố chất thể lực chun mơn (nhanh, mạnh, bền, khéo chuyên môn) là các tố chất phục vụ trực tiếp từng chuyên môn hẹp, theo từng ngành nghề, từng mơn thể thao thậm chí theo từng động tác kỹ thuật trong

21

tình huống cụ thể đồng thời trực tiếp góp phần nâng cao thành tích mơn chun môn mà người tập đang tập luyện và thi đấu [22], [38].

Các tác giả Việt Nam như Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, Lê Văn Lẫm có cùng quan điểm với các học giả nước ngoài: Tố chất thể lực chuyên môn là các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo, dẻo chuyên môn phục vụ trực tiếp cho việc tiếp thu, hồn thiện kỹ thuật và nâng cao thành tích mơn chun mơn hẹp mà họ đang tập luyện.

Rõ ràng là quan niệm về thể lực chuyên môn của các tác giả trong và ngồi nước là có sự thống nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thể lực cho nam học viên nhóm 1 trường đại học PCCC (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)