Khái niệm bài tập thể lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thể lực cho nam học viên nhóm 1 trường đại học PCCC (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.6. Đặc điểm của các bài tập thể lực

1.6.1. Khái niệm bài tập thể lực

Bài tập thể lực (BTTL) là những hoạt động vận động chuyên biệt do con người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ đích, phù hợp với quy lụât giáo dục thể chất, để giải quyết những nhiệm vụ giáo dục thể chất. Không phải bất cứ hoạt động nào cũng được coi là bài tập thể lực. Trong đời sống hàng ngày, sự vận động của cơ thể con người rất đa dạng: Đi, chạy, nhảy, mang vác vật nặng và rất nhiều loại hình lao động chân tay khác nhau. Có thể nói rằng bài tập thể lực dựa trên những kỹ năng vận động cơ bản của con người và những động tác trong lao động mà con người gọi là những bài tập vận động tự nhiên (đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo...), nhưng có những hình thức và nội dung hoàn toàn khác so với lao động chân tay và được sử dụng một cách có ý thức, chủ yếu nhằm hồn thiện thể chất con người để chuẩn bị cho lao động và đời sống. Theo PGS - TS Nguyễn Tốn và TS. Nguyễn Hà “Đó là loại phương tiện cơ bản nhất, được tạo thành từ những động tác cụ thể, chuyên dùng để tăng cường thể chất, vui chơi, giải trí hoặc nâng cao trình độ thể thao. BTTL phần lớn là động (quá trình động thái) hoặc là tĩnh (quá trình tĩnh thái)”.

Các bài tập thể lực được xây dựng phải phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của q trình huấn luyện, giảng dạy.

22

Bài tập thể lực được sử dụng để giải quyết nhiệm vụ giáo dục thể chất đáp ứng nhu cầu thể chất và tinh thần của con người. Vậy, có thể nói bài tập thể lực chuyên môn là những động tác vận động đặc thù, được lựa chọn và sắp xếp theo một trình tự hợp lý nhằm phát triển một số tố chất thể lực nào đó. Những động tác này được các nhà chun mơn sáng tạo ra một cách có chọn lọc phù hợp với các nguyên tắc của công tác huấn luyện thể lực cho người tập, nhờ đó mà nhiệm vụ trong công tác huấn luyện được giải quyết một cách tốt nhất.

Để có thể điều khiển tốt việc sử dụng một cách có trọng điểm các bài tập phải xác định rõ nhiệm vụ cơ bản trong từng giai đoạn huấn luyện và phải chú ý tới thời gian ảnh hưởng tối ưu của từng bài tập. Muốn làm được điều đó trong q trình huấn luyện cho người tập cần phải nắm vững các vấn đề sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thể lực cho nam học viên nhóm 1 trường đại học PCCC (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)