CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.2. Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao thể lực cho
3.2.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn nhằm nâng
nâng cao thể lực cho nam học viên nhóm 1 trường Đại học PCCC.
3.2.3.1. Tổ chức thực nghiệm. Xây dựng kế hoạch thực nghiệm
Sau khi phỏng vấn và lựa chọn được các bài tập đề tài đã tiến hành xây dựng kế hoạch thực nghiệm nhằm thực hiện tốt việc thực nghiệm các bài tập với mục đích nâng cao thể lực cho nam học viên nhóm 1 trường Đại học PCCC, đề tài tiến hành đánh giá bằng phương pháp thực nghiệm sư phạm. Thời gian và địa điểm thực nghiệm: Dựa vào lịch trình học tập mơn GDTC của Trường Đại học PCCC đề tài tiến hành đưa các bài tập vào thực nghiệm trong thời gian 9 tháng tương đương với 1 năm học, với thời lượng 90 tiết, thời gian một tiết học là 50 phút trong đó mỗi buổi học 2 tiết. Trong mỗi buổi học dành 25 – 30 phút nhằm đưa bài tập nâng cao thể lực vào áp dụng cho học viên nhóm thực nghiệm.
+ Địa điểm thực nghiệm: Trường Đại học PCCC.
+ Đối tượng thực nghiệm: Là 200 nam học viên nhóm 1 Trường Trường Đại học PCCC. Đối tượng thực nghiệm chia làm 2 nhóm:
64
- Nhóm thực nghiệm: Gồm 100 nam học viên tập luyện theo chương trình GDTC nội khóa với các bài tập do đề tài lựa chọn.
- Nhóm đối chứng: gồm 100 nam học viên tập luyện theo chương trình GDTC nội khóa với các bài tập mà giảng viên của nhà trường đang sử dụng.
Cả hai nhóm đều được học tập theo tiến độ thực hiện chương trình GDTC hiện tại của nhà trường.
3.2.3.2. Đánh giá hiệu quả của bài tập đã lựa chọn trên đối tượng nghiên cứu.
a. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm
Trước quá trình thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra ở cả 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm thông qua 4 test kiểm tra theo tiêu chuẩn RLTL trong lực lượng CAND được quy định tại thông tư 24/2013/TT-BCA. Các test kiểm tra được tiến hành theo một trình tự thống nhất, kết quả kiểm tra của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng được trình bày ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra thể lực trước thực nghiệm.
TT TEST Nhóm đối chứng (n=100) Nhóm thực nghiệm (n=100) Độ tin cậy ttính P 1 Chạy 100 m (s) 15.56 0.34 15.54 0.35 1.192 >0.05 2 Chạy 1500m (p) 7.15 0.12 7.13 0.15 1.083 >0.05 3 Bật xa tại chỗ (cm) 242.0 5.0 243.0 5.0 1.265 >0.05 4 Co tay xà đơn (sl) 14.0 1.5 14.5 2.0 1.018 >0.05 Qua kết quả bảng 3.10 cho thấy ở cả 4 chỉ số đánh giá thể lực chung ban đầu của 2 nhóm đều có ttính <tbảng. Thành tích của 2 nhóm có sự khác biệt nhưng khơng có ý nghĩa ở những xác suất p > 0.05. Vì vậy, chúng tơi có thể khẳng định sơ bộ việc phân chia 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là hồn tồn khách quan và trình độ thể lực là tương đối đồng đều.
Sau khi kiểm tra ban đầu giữa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm, đề tài tiến hành phân loại thể lực chung theo tiêu chuẩn RLTL trong lực lượng CAND. Kết quả được trình bày ở bảng 3.11.
65
Bảng 3.11. Kết quả phân loại thể lực trước thực nghiệm.
TT Các Test kiểm tra
Xếp loại NĐC (n = 100) NTN (n = 100) Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt n % n % n % n % 1 Chạy 100 m (s) 77 77 23 23 78 78 22 22 2 Chạy 1500m (p) 69 69 31 31 67 67 33 33 3 Bật xa tại chỗ (cm) 64 64 36 36 62 62 38 38 4 Co tay xà đơn (sl) 71 71 29 29 73 73 27 27 Qua bảng 3.11 cho thấy, còn nhiều học viên chưa đạt tiêu chuẩn RLTL trong lực lượng CAND ở cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm, cụ thể:
+ Đối với nhóm đối chứng:
- Nội dung chạy 100 (s) có 77 học viên chiếm tỷ lệ 77% đạt tiêu chuẩn, có 23 học viên chiếm tỷ lệ 23% chưa đạt tiêu chuẩn.
- Nội dung chạy 1500 (p) có 69 học viên chiếm tỷ lệ 69% đạt tiêu chuẩn, có 31 học viên chiếm tỷ lệ 31% chưa đạt tiêu chuẩn.
- Nội dung bật xa tại chỗ (cm) có 64 học viên chiếm tỷ lệ 64% đạt tiêu chuẩn, có 36 học viên chiếm tỷ lệ 36% chưa đạt tiêu chuẩn.
- Nội dung co tay xà đơn (sl) có 71 học viên chiếm tỷ lệ 71% đạt tiêu chuẩn, có 29 học viên chiếm tỷ lệ 29% chưa đạt tiêu chuẩn.
+ Đối với nhóm thực nghiệm:
- Nội dung chạy 100 (s) có 78 học viên chiếm tỷ lệ 78% đạt tiêu chuẩn, có 22 học viên chiếm tỷ lệ 22% chưa đạt tiêu chuẩn.
- Nội dung chạy 1500 (p) có 67 học viên chiếm tỷ lệ 67% đạt tiêu chuẩn, có 33 học viên chiếm tỷ lệ 33% chưa đạt tiêu chuẩn.
- Nội dung bật xa tại chỗ (cm) có 62 học viên chiếm tỷ lệ 62% đạt tiêu chuẩn, có 38 học viên chiếm tỷ lệ 38% chưa đạt tiêu chuẩn.
- Nội dung co tay xà đơn (sl) có 73 học viên chiếm tỷ lệ 73% đạt tiêu chuẩn, có 27 học viên chiếm tỷ lệ 27% chưa đạt tiêu chuẩn.
66
b. Đánh giá kết quả thực nghiệm:
Sau khi kết thúc học kỳ I chúng tôi tiến hành kiểm tra với với 4 test đánh giá của Bộ Công an như lần kiểm tra trước thực nghiệm để đánh giá thể lực chung của đối tượng nghiên cứu. Kết quả được trình bày ở bảng 3.12.
Bảng 3.12. Kết quả kiểm tra thể lực của đối tượng nghiên cứu sau 4 tháng thực nghiệm. TT TEST Nhóm đối chứng (n=100) Nhóm thực nghiệm (n=100) Độ tin cậy ttính P 1 Chạy 100 m (s) 15.45 0.35 15.42 0.36 1.329 <0.05 2 Chạy 1500m (p) 7.12 0.11 7.11 0.12 1.238 <0.05 3 Bật xa tại chỗ (cm) 244.0 7.0 246.0 6.0 1.356 <0.05 4 Co tay xà đơn (sl) 14.5 1.5 15.0 2.5 1.281 <0.05 Từ kết quả thu được ở bảng 3.12 cho thấy, thành tích kiểm tra ở tất cả các nội dung sau 4 tháng thực nghiệm của 2 nhóm đều có sự gia tăng, thành tích của nhóm thực nghiệm tốt hơn so với nhóm đối chứng, tuy nhiên khơng có sự khác biệt với ttính < t bảng với p > 0.05. Điều đó chứng tỏ rằng, mức độ nâng cao thể lực của cả 2 nhóm sau quá 4 tháng thực nghiệm là khơng có sự thay đổi đáng kể.
Đề tài tiến hành phân loại thể lực chung theo tiêu chuẩn RLTL trong lực lượng CAND. Kết quả được trình bày ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Kết quả phân loại thể lực của đối tượng nghiên cứu sau 4 tháng thực nghiệm.
TT Các Test kiểm tra
Xếp loại NĐC (n = 100) NTN (n = 100) Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt n % n % n % n % 1 Chạy 100 m (s) 79 79 21 21 81 81 19 19 2 Chạy 1500m (p) 70 70 30 30 71 71 29 29 3 Bật xa tại chỗ (cm) 68 68 32 32 70 70 30 30 4 Co tay xà đơn (sl) 72 72 28 28 75 75 25 25
67
Qua bảng 3.13 cho thấy, sau 4 tháng thực nghiệm vẫn còn nhiều học viên chưa đạt tiêu chuẩn RLTL trong lực lượng CAND ở cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm, cụ thể:
+ Đối với nhóm đối chứng:
- Nội dung chạy 100 (s) có 79 học viên chiếm tỷ lệ 79% đạt tiêu chuẩn, có 21 học viên chiếm tỷ lệ 21% chưa đạt tiêu chuẩn.
- Nội dung chạy 1500 (p) có 70 học viên chiếm tỷ lệ 70% đạt tiêu chuẩn, có 30 học viên chiếm tỷ lệ 30% chưa đạt tiêu chuẩn.
- Nội dung bật xa tại chỗ (cm) có 68 học viên chiếm tỷ lệ 68% đạt tiêu chuẩn, có 32 học viên chiếm tỷ lệ 32% chưa đạt tiêu chuẩn.
- Nội dung co tay xà đơn (sl) có 72 học viên chiếm tỷ lệ 72% đạt tiêu chuẩn, có 28 học viên chiếm tỷ lệ 28% chưa đạt tiêu chuẩn.
+ Đối với nhóm thực nghiệm:
- Nội dung chạy 100 (s) có 81 học viên chiếm tỷ lệ 81% đạt tiêu chuẩn, có 19 học viên chiếm tỷ lệ 19% chưa đạt tiêu chuẩn.
- Nội dung chạy 1500 (p) có 71 học viên chiếm tỷ lệ 71% đạt tiêu chuẩn, có 29 học viên chiếm tỷ lệ 29% chưa đạt tiêu chuẩn.
- Nội dung bật xa tại chỗ (cm) có 70 học viên chiếm tỷ lệ 70% đạt tiêu chuẩn, có 30 học viên chiếm tỷ lệ 30% chưa đạt tiêu chuẩn.
- Nội dung co tay xà đơn (sl) có 75 học viên chiếm tỷ lệ 75% đạt tiêu chuẩn, có 25 học viên chiếm tỷ lệ 25% chưa đạt tiêu chuẩn.
Kết quả kiểm tra thể lực của đối tượng nghiên cứu sau quá trình thực nghiệm.
Kết thúc q trình thực nghiệm, chúng tơi tiến hành kiểm tra với với 4 test đánh giá của BCA như lần kiểm tra trước thực nghiệm để đánh giá thể lực chung của đối tượng nghiên cứu. Kết quả được trình bày ở bảng 3.14.
68
Bảng 3.14. Kết quả kiểm tra thể lực chung của đối tượng nghiên cứu sau thực nghiệm. TT TEST Nhóm đối chứng (n=100) Nhóm thực nghiệm (n=100) Độ tin cậy ttính P 1 Chạy 100 m (s) 15.38 0.38 15.12 0.36 2.591 <0.05 2 Chạy 1500m (p) 7.09 0.12 7.01 0.13 2.838 <0.05 3 Bật xa tại chỗ (cm) 247.0 8.0 252.0 7.0 2.659 <0.05 4 Co tay xà đơn (sl) 15.0 2.5 16.5 2.5 2.821 <0.05 Từ kết quả thu được ở bảng 3.14 cho thấy, sau quá trình thực nghiệm thành tích kiểm tra ở tất cả các nội dung của 2 nhóm đều có sự gia tăng, tuy nhiên thành tích của nhóm thực nghiệm tốt hơn hẳn so với nhóm đối chứng, có sự khác biệt với ttính > t bảng với p < 0.05. Điều đó chứng tỏ rằng, các bài tập mà đề tài đã lựa chọn và ứng dụng trong thực tiễn đã có hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao thể lực cho đối tượng nghiên cứu. Nói một cách khác, hệ thống bài tập thể lực mà đề tài xây dựng đã thể hiện tính ưu việt hơn hẳn các bài tập cũ hiện đang sử dụng cho nam học viên nhóm 1 trường Đại học PCCC.
Để làm rõ hơn về hiệu quả của các bài tập mà đề tài đã xây dựng trong việc phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phân loại thể lực chung của nam học viên nhóm 1 trường Đại học PCCC theo tiêu chuẩn RLTL trong lực lượng CAND. Kết quả được trình bày ở bảng 3.15.
Bảng 3.15. Kết quả phân loại thể lực của đối tượng nghiên cứu sau thực nghiệm.
TT Các Test kiểm tra
Xếp loại NĐC (n = 100) NTN (n = 100) Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt n % n % n % n % 1 Chạy 100 m (s) 81 81 19 19 91 91 9 9 2 Chạy 1500m (p) 75 75 25 25 85 85 15 15 3 Bật xa tại chỗ (cm) 74 74 26 26 86 86 14 14 4 Co tay xà đơn (sl) 77 75 23 23 89 89 11 11
69
Qua bảng 3.15 cho thấy, sau quá trình thực nghiệm mặc dù ở cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm vẫn cịn nhiều học viên chưa đạt tiêu chuẩn RLTL trong lực lượng CAND. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở nhóm thực nghiệm chỉ chiếm từ 9 – 15%, trong khi đó ở nhóm đối chứng là từ 19 – 26%. Điều này một lần nữa khẳng định rõ hiệu quả của các bài tập mà đề tài đã lựa chọn và ứng dụng trong thực tiễn nhằm nâng cao thể lực cho đối tượng nghiên cứu.
Nhịp tăng trưởng thể lực của 2 nhóm sau thực nghiệm
Song song với việc đánh giá thành tích của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, để làm rõ hiệu quả của hệ thống bài tập đã lựa chọn, chúng tôi tiến hành đánh giá nhịp tăng trưởng thể lực của nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.16.
Bảng 3.16. So sánh nhịp tăng trưởng thể lực đối tượng nghiên cứu sau thực nghiệm Test Tham số Chạy 100m (s) Chạy 1500m (p) Bật xa tại chỗ (cm) Co tay xà đơn (sl) a 15.56±0.34 7.15±0.12 242.0±5.0 14.0±1.5 al 15.38±0.38 7.09±0.12 247.0±8.0 15.0±2.5 b 15.54±0.35 7.13±0.15 243.0±5.0 14.5±2.0 bl 15.12±0.36 7.01±0.13 252.0±7.0 16.5±2.5 Wa (%) 1.15 1.38 2.05 6.89 Wb (%) 2.74 3.15 5.23 12.9 Trong đó: a
: Là giá trị trung bình của nhóm đối chứng trước thực nghiệm
al
: Là giá trị trung bình của nhóm đối chứng sau thực nghiệm
b
: Là giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm
bl
: Là giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm Wa (%): Là mức tăng trưởng sau thực nghiệm nhóm đối chứng
70
Từ kết quả ở bảng 3.17 cho thấy, sau thời gian tiến hành thực nghiệm thể lực của cả hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đều tăng cao hơn so với trước thực nghiệm. Tuy nhiên sự gia tăng ở các tố chất trong mỗi nhóm là khơng đồng đều, sự gia tăng ở nhóm thực nghiệm là cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Điều này chứng tỏ hệ thống bài tập mà đề tài lựa chọn áp dụng vào thực tiễn đã mang lại hiệu quả trong việc phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu.
Như vậy, sau quá trình tổ chức thực nghiệm hệ thống bài tập được lựa chọn đã thể hiện được tính hiệu quả trong việc phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu. Song để khẳng định hiệu quả của các bài tập này thì cần thiết phải đánh giá thông qua chất lượng học tập mơn học GDTC của các nhóm sau q trình thực nghiệm. Đề tài đánh giá kết quả học tập mơn GDTC của nam học viên nhóm 1 trường Đại học PCCC, kết quả được trình bày ở bảng 3.18.
Bảng 3.17. Kết quả học tập môn GDTC của đối tượng nghiên cứu sau thực nghiệm.
Nhóm đối chứng (n = 100) Nhóm thực nghiệm (n = 100)
Giỏi Khá TB Yếu, kém Giỏi Khá TB Yếu, kém
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
6 6.0 10 10.0 66 66.0 18 18.0 16 16.0 20 20.0 56 56.0 8 8.0
Kết quả ở bảng 3.18 cũng cho thấy, kết quả học tập mơn GDTC ở nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Cụ thể ở nhóm thực nghiệm tỉ lệ giỏi là 16%, khá là 20%, trung bình 56%, chỉ có 08% ở mức yếu, kém. Trong khi đó ở nhóm đối chứng tỉ lệ giỏi là 6%, khá là 10%, trung bình 66%, có đến 18% ở mức yếu, kém.
* Nhận xét
- Đề tài lựa chọn được 14 bài tập được các chuyên gia, giảng viên, đánh giá ở mức độ quan trọng chiếm tỷ lệ từ 80% trở lên để ứng dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao thể lực cho đối tượng nghiên cứu.
- Trước khi tiến hành thực nghiệm thể lực của hai nhóm là tương đương nhau, sự khác biệt khơng có ý nghĩa với ttính < tbảng, P >0.05.
71
- Sau quá trình thực nghiệm các bài tập mà đề tài lựa chọn đã có hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao thể lực cho đối tượng nghiên cứu, sự khác biệt có ý nghĩa với ttính > tbảng, P <0.05.
Qua các vấn đề phân tích trên có thể đi đến kết luận: Hệ thống bài tập mà đề tài đã lựa chọn và ứng dụng trong thực tiễn giảng dạy có hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao thể lực cho nam học viên nhóm 1 trường Đại học PCCC.
72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ