CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.2. Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao thể lực cho
3.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc lựa chọn bài tập
Từ việc tổng hợp những vấn đề về cơ sở lý luận có tính lý luận liên quan đến thể lực cũng như thực trạng thể lực của nam học viên nhóm 1 Trường Đại học PCCC, đề tài xác định khi xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu cần phải dựa vào những căn cứ sau:
Cơ sở lý luận
+ Căn cứ vào nội dung quy định của BCA về đánh giá tiêu chuẩn RLTL trong lực lượng CAND (thông tư 24/2013/TT-BCA)
59
+ Căn cứ vào mục đích sư phạm để lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu.
+ Các bài tập phát triển thể lực được lựa chọn phải có nội dung và hình thức phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của q trình giảng dạy và tập luyện.
+ Các bài tập phát triển thể lực được sử dụng một cách thích hợp để phát triển các tiền đề nâng cao thể lực, thành tích cần thiết cho học viên, các kỹ thuật động tác phải phù hợp với yêu cầu, cấu trúc bài tập, khả năng chịu đựng lượng vận động và không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tập. Thể lực của học viên phải được phát triển, nâng cao theo lứa tuổi, giới tính.
+ Hệ thống bài tập được lựa chọn phải hợp lí tối ưu hóa việc phân chia khối lượng vận động của từng bài tập hoặc nhóm bài tập. Từ đó có thể đảm bảo cho học viên phát triển đầy đủ những tố chất vận động cần thiết theo yêu cầu RLTL của BCA ban hành.
Cơ sở thực tiễn
+ Căn cứ vào chương trình giảng dạy mơn GDTC của Trường Đại học PCCC, căn cứ vào kết quả kiểm tra thể lực được trình bày ở bảng 3.5.
Để tiến hành xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực được lựa chọn phải dựa trên cơ sở đặc điểm trình độ thể lực của học viên cũng như điều kiện trang thiết bị tập luyện, cơ sở vật chất của nhà trường.
- Căn cứ vào kết quả phỏng vấn các cán bộ, giảng viên trực tiếp giảng dạy môn GDTC của trường Đại học PCCC và trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội để lựa chọn các bài tập.
Những nguyên tắc lựa chọn bài tập
Mục đích của việc lựa chọn các bài tập để nâng cao thể lực cho học viên nhóm 1 Trường Đại học PCCC là nhằm góp phần kết hợp với nội dung, chương trình GDTC đang áp dụng trong nhà trường giúp học viên phát triển cơ thể cân đối, hài hồ, học viên có đủ sức khoẻ để học tập và làm việc đáp ứng được mục tiêu đào tạo của nhà trường đã đề ra, thực hiện tốt các tiêu chuẩn chiến sỹ công an khoẻ.
60
Các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo phát triển cơ thể toàn diện. Bài tập gồm 2 thành phần cơ bản là các bài tập chuẩn bị chung và bài tập chuẩn bị chuyên môn.
Các bài tập chuẩn bị chung
Các bài tập chuẩn bị chung nhằm phát triển toàn diện khả năng của cơ thể, tạo vốn kỹ năng kỹ xảo vận động phong phú làm tiền đề cho tiếp thu kỹ thuật môn thể thao theo tiêu chuẩn chiến sỹ công an khoẻ.
Thành phần bài tập chuẩn bị chung thường rộng rãi và đa dạng, về tính chất bài tập chuẩn bị chung có thể trùng hợp hoặc không trùng hợp với bài tập chuẩn bị chuyên môn, nhưng khi chọn các bài tập chuẩn bị chung phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Phải bao gồm các phương tiện giáo dục thể chất toàn diện, đặc biệt là các bài tập tác động có hiệu quả đến phát triển các tố chất thể lực và làm phong phú vốn kỹ năng kỹ xảo vận động cơ bản trong cuộc sống
- Nội dung huấn luyện khi sử dụng các bài tập phải phản ánh được đặc điểm cảu môn thể thao chuyên mơn hố và tạo điều kiện cho các bài tập chuẩn bị chuyên môn.
Danh giới giữa các bài tập đều mang tính quy ước, bởi vì, trong thực tế có những bài tập đứng giữa hai loại bài tập chuẩn bị chung và chuẩn bị chuyên môn (được gọi là bài tập trung gian như: bơi các kiểu, nhảy xa các kiểu hoặc chạy ở các cự ly khác cự ly thi đấu) đó là những bài tập có hình thức giống bài tập thi đấu nhưng có phương thức thực hiện khác bài tập thi đấu. Chính những bài tập này đã đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nội dung huấn luyện chung và chuyên môn cho người tập.
Các bài tập chuyên môn
Là các bài tập hỗ trợ cho việc tiếp thu kỹ thuật của bài tập thi đấu cũng như hỗ trợ cho việc phát triển các tố chất thể lực chuyên môn, nên người ta chia thành hai loại: bài tập hỗ trợ kỹ thuật và bài tập hỗ trợ thể lực
- Bài tập hỗ trợ cho việc tiếp thu những kỹ thuật động tác mới, khó, cịn được gọi là bài tập dẫn dắt
61
- Bài tập hỗ trợ thể lực chủ yếu nhằm phát triển các tố chất thể lực còn được gọi là bài tập phát triển.
Các bài tập chuẩn bị chun mơn rất phong phú, chúng có thể là chi tiết của bài tập thi đấu, cũng có thể là phương án của bài tập thi đấu, cũng như các động tác có hình thức tương tự như bài tập thi đấu (chạy các đoạn ngắn đối với các vận động viên chạy; các động tác và phối hợp nhỏ ở vận động viên bóng đá; các vận động viên nhảy cầu tập các bài tập nhào lộn). Như vậy chỉ có thể là bài tập chuẩn bị chun mơn khi có những nét cơ bản giống với bài tập thi đấu (nhưng không phải là tất cả các bài tập chạy đều là bài tập chuẩn bị chuyên môn của vận động viên chạy bởi vì nó cịn phụ thuộc vào phương án sử dụng).
Trên cơ sở tổng hợp những cơ sở lý luận về vấn đề huấn luyện thể lực, bài tập phát triển thể lực cũng như thực trạng những điều kiện về việc tiến hành công tác giáo dục thể chất của Trường Đại học PCCC và thể lực của học viên nhà trường, chuyên đề lựa chọn và ứng dụng bài tập để nâng cao thể lực cho học viên theo tiêu chuẩn rèn luyện chiến sỹ cơng an khoẻ theo trình tự như sau:
- Hệ thống hoá các bài tập nâng cao thể lực cho nam học viên qua các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước
- Phỏng vấn để tìm hiểu mức độ sử dụng các bài tập nâng cao thể lực cho học viên trong thực tiễn
- Lựa chọn và ứng dụng bài tập nâng cao thể lực cho học viên theo nguyên tắc:
+ Các bài tập phải được xác định đầy đủ qua 4 thành phần cơ bản của lượng vận động là: cường độ của bài tập; thời gian thực hiện bài tập; tính chất nghỉ ngơi (quãng nghỉ); số lần lặp lại;
+ Các bài tập được xây dựng phải có nội dung và hình thức phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của q trình giảng dạy - huấn luyện;
+ Các bài tập được sử dụng một cách thích hợp để phát triển tồn diện thể lực cho học viên, kỹ thuật động tác phải phù hợp với yêu cầu cấu trúc của bài tập, khả năng chịu đựng lượng vận động phải được nâng cao một cách liên tục;
62
+ Bài tập phải được xây dựng hợp lý, cũng như việc phân chia tối ưu lượng vận động của từng bài tập hoặc nhóm bài tập. Từ đó có thể đảm bảo cho học viên phát triển đầy đủ các tố chất vận động cần thiết;
+ Việc lựa chọn bài tập cần phải dựa trên cơ sở đặc điểm thực trạng thể chất của học viên cũng như điều kiện trang thiết bị tập luyện của nhà trường phục vụ cho giảng dạy môn giáo dục thể chất;
+ Các bài tập nâng cao thể lực cho học viên phải đơn giản, dễ thực hiện, đảm bảo chính xác và phù hợp với đối tượng kiểm tra;