CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.6. Đặc điểm của các bài tập thể lực
1.6.2. Nội dung bài tập thể lực
Nội dung bài tập thể lực bao gồm các thành phần tạo nên các bài tập đó và các quá trình cơ bản xảy ra trong cơ thể do việc thực hiện bài tập đó tạo nên. Các q trình này quyết định tác dụng đối với người tập. Các quá trình xảy ra trong cơ chế rất phức tạp và đa dạng, có thể được xem xét từ các góc độ khác nhau như: tâm lý, sinh lý, sinh hoá… Về mặt sinh lý học nội dung bài tập thể lực là biến đổi trong hoạt động chức năng của cơ thể khi thực hiện bài tập làm cho cơ thể chuyển sang một chức năng hoạt động cao hơn so với lúc yên tĩnh. Nhờ vậy mà có thể hồn thiện được những khả năng chức phận của cơ thể. Người ta cịn tính cả những biến đổi trước và sau khi thực hiện bài tập, tuỳ theo đặc điểm bài tập, những biến đổi sinh lý có thể đạt mục đích khá lớn, Ví dụ: thơng khí phổi có thể tăng lên 30 lần, lượng ơxy tăng lên 20 lần, lưu lượng phút của máu tăng lên 10 lần, kèm theo các q trình hồi phục và thích nghi của cơ thể trong và sau lúc thực hiện bài tập. Vì vậy, bài tập thể chất được coi là nhân tố có tác dụng mạnh mẽ làm tăng khả năng chức phận và hoàn thiện những đặc điểm cấu trúc của cơ thể.
Khi xem xét nội dung bài tập thể lực từ góc độ sư phạm, điều quan trọng là xem xét tác dụng tổng hợp của bài tập đó đối với việc phát triển những năng
23
lực vận động của cơ thể và sự hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động, cũng như sự tác động đến hành vi, nhân cách người tập.
Để nắm được nội dung của bài tập thể lực nào đó, nhà sư phạm không những cần hiểu những biến đổi sinh lý, sinh hoá và những biến đổi khác xảy ra trong cơ thể do ảnh hưởng của bài tập, mà điều chủ yếu là hiểu được phương hướng tác dụng của bài tập đối với việc thực hiện những nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng đặt ra.