Chuẩn bị thể lực với sự hình thành kỹ năng vận động và tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thể lực cho nam học viên nhóm 1 trường đại học PCCC (Trang 39 - 46)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.7. Vấn đề môi trường sống và chuẩn bị thể lực

1.7.2. Chuẩn bị thể lực với sự hình thành kỹ năng vận động và tiêu chuẩn

chuẩn thể lực.

Chuẩn bị thể lực cho sinh viên khơng thể khơng gắn liền với q trình rèn luyện để hình thành và hồn thiện các khả năng, kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực, nhất là các khả năng thực dụng và các TCTL cơ bản nhanh, mạnh, bền.

Con người khi mới sinh ra có khả năng vận động rất hạn chế về số lượng và độ phức tạp của động tác. Hầu hết các hoạt động vận động của con người có được là nhờ được rèn luyện trong quá trình sống. Trong quá trình rèn luyện, các kỹ năng kỹ xảo mới được hình thành, các kỹ năng thừa hưởng nhờ bẩm sinh di truyền cũng được củng cố. Nhờ luyện tập, con người dần dần lĩnh hội được các động tác đơn lẻ hoặc các hành động toàn vẹn. Các động tác đó được thực hiện theo thói quen một cách tự động và trở thành kỹ năng vận động. Về mặt sinh lý vận động, quá trình hình thành các kỹ năng vận động, là một quá trình phức tạp, gắn liền với quá trình hình thành và củng cố các phản xạ có điều kiện, song quá trình này lại liên quan chặt chẽ với sự phát triển của TCTL.

Trong hoạt động TDTT, cơ chế sinh lý của các TCTL rất đa dạng và phức tạp, hiệu quả phụ thuộc vào công suất hoạt động, cơ cấu động tác, thời gian dùng sức, sự hiểu biết… Khả năng hoạt động thể lực có thể biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, các mặt khác nhau của khả năng hoạt động thể lực đó được gọi là tố chất thể lực (TCTL). Các nhà lý luận và phương pháp TDTT cho rằng: có 5 loại tố chất thể lực cơ bản: “Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp động tác và độ dẻo”. Các nhà sinh lý TDTT quan điểm rằng: “Tố chất thể lực cơ bản của con người gồm 4 loại: sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo”. [37]

31

Rõ ràng, sự phân chia các TCTL cũng mang tính tương đối, vì trong bất kỳ hoạt động thể lực nào, các TCTL cũng không biểu hiện một cách riêng lẻ, mà bao giờ cũng phối hợp hữu cơ với nhau. Do đó, ngồi các TCTL cơ bản đặc trưng, cịn có nhiều TCTL phức hợp đan xen nhau như: sức mạnh - tốc độ, sức bền - tốc độ, sức mạnh - bền… Tuy nhiên, trong một hoạt động vận động nào đó hay một mơn thể thao nào đó, một hay vài TCTL lại quyết định hiệu quả hoạt động của chúng.

Các TCTL có liên quan chặt chẽ với kỹ năng vận động. Sự hình thành kỹ năng vận động, phụ thuộc nhiều vào mức độ phát triển các TCTL và ngược lại, trong quá trình hình thành kỹ năng vận động, các TCTL cũng được hoàn thiện thêm. Trong GDTC, việc dạy học động tác (Quá trình giáo dưỡng), cũng góp phần nâng cao các TCTL và ngược lại khi tập các BTTL (giáo dục các TCTL) tuy việc nâng cao các TCTL chiếm ưu thế, song cả kỹ năng vận động, khả năng hình thành động tác, khả năng phối hợp vận động cũng được hình thành. Mức độ phát triển các TCTL phụ thuộc vào trạng thái cấu tạo và chức năng của nhiều cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. Quá trình tập luyện để hồn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động và nâng cao các TCTL, cũng chính là q trình phát triển và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể. Đây là hai mặt của một q trình mà cơng tác chuẩn bị thể lực phải hướng tới để điều khiển các q trình đó.

TLC bao hàm các TCTL như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và mềm dẻo. Phát triển TLC phải đảm bảo phát triển đồng bộ các TCTL đặc trưng và được tiến hành trong suốt cả quá trình tập luyện. Phát triển TLC chính là tạo cơ sở ban đầu thật tốt để chuẩn bị cho các quá trình phát triển thể chất, thể trạng cho người tập.

Qua nghiên cứu, đúc kết từ thực tiễn các nhà lý luận đã khẳng định TCTL chung gồm: Sức bền chung, sức mạnh (sức mạnh tuyệt đối, sức mạnh bền, sức mạnh nhanh), sức nhanh (sức nhanh động tác đơn, sức nhanh phản ứng động tác, tần số động tác (tốc độ chạy), mềm dẻo và linh hoạt khéo léo (khả năng phối hợp vận động).

32

Sức mạnh và phương pháp phát triển tố chất sức mạnh: Sức mạnh là

khả năng khắc phục trọng lực bên ngoài bằng sự nỗ lực của cơ bắp.

Sức mạnh cơ bắp phụ thuộc vào đặc tính của q trình thần kinh điều khiển sự co cơ như: Số lượng đơn vị sợi cơ tham gia vào vận động, chế độ co của các sợi cơ đó, chiều dài ban đầu của các sợi cơ trước lúc co.

Quá trình tập luyện để nâng cao sức mạnh có ý nghĩa quan trọng đối với con người. Tập luyện để phát triển sức mạnh, là tập để tăng thiết diện ngang sinh lý sợi cơ, nhờ sợi cơ dày lên mà sức mạnh cũng tăng lên, các cơ quan trong cơ thể cũng được phát triển. Nhờ có sức mạnh mà sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp vận động cũng được phát huy mạnh mẽ.

Một trong những phương pháp để phát triển sức mạnh cho sinh viên là sử dụng những bài tập nhằm huy động tối đa những nhóm cơ, đặc biệt là các nhóm cơ lớn, tham gia và phát triển năng lực sử dụng hợp lý sức mạnh trong các điều kiện khác nhau. Các bài tập với trọng lượng nhỏ và trung bình, như bài tập với lực đàn hồi, bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể, bài tập với lực đối kháng của mơi trường bên ngồi, bài tập cử tạ nhỏ… có hiệu quả tốt đến phát triển sức mạnh động lực. Trong quá trình tập luyện, phải chú ý đến các yếu tố như trình độ thể lực, sức khoẻ, đặc điểm sinh lý của sinh viên để phát triển tính tích cực trong giáo dục sức mạnh.

Để phát triển sức mạnh tốc độ, người ta tập các bài tập tay không, các bài tập với trọng lượng nhỏ và vừa. Để phát triển sức mạnh tối đa người ta tập các bài tập với trọng lượng gần tới hạn và tới hạn. Phát triển sức mạnh - bền, có thể áp dụng với các bài tập trên các dụng cụ khác nhau, với phương pháp liên hoàn trong khoảng thời gian 10’’ - 15’’. Trong một tuần, chỉ áp dụng bài tập phát triển sức mạnh từ 1 đến 2 lần.

Sức nhanh và phương pháp phát triển sức nhanh: Sức nhanh là khả

năng thực hiện động tác trong một khoảng thời gian ngắn nhất.

Sức nhanh biểu hiện ở dạng đơn giản, như thời gian phản ứng, thời gian của động tác đơn lẻ, tần số của hoạt động cục bộ. Sức nhanh biểu hiện ở dạng

33

phức tạp, đó là thời gian thực hiện các hoạt động thể thao, các hoạt động vận động khác như chạy 100m, tốc độ dẫn bóng… sức nhanh là một tố chất tổng hợp của các yếu tố cấu thành: thời gian phản ứng, tốc độ động tác đơn lẻ và tần số hoạt động.

Để giáo dục sức nhanh có thể dùng các bài tập chuyền bắt bóng với các hướng thay đổi đột ngột, các trị chơi vận động để phát triển sức nhanh và phản ứng động tác. Các bài tập để phát triển tần số hoạt động, là những bài tập với quãng đường ngắn và đạt tốc độ tối đa; chạy xuất phát hoặc chạy tốc độ cao 20m - 30m, 40m - 60m, chạy xuống dốc. Trong một buổi tập, thường áp dụng bài tập để phát triển sức nhanh vào đầu phần cơ bản.

Phương pháp cơ bản để giáo dục sức nhanh, là phương pháp lặp lại, song để tránh sự đơn điệu và “Hàng rào tốc độ” người ta có thể sử dụng các trị chơi như chạy tiếp sức, các trị chơi với bóng.

Trong giáo dục sức nhanh thường để phá vỡ “Hàng rào tốc độ”, có thể áp dụng các bài tập; chạy xuống dốc, chạy theo người có tốc độ nhanh hơn, chạy theo người đạp xe.

Sức bền và phương pháp phát triển sức bền: Sức bền là khả năng thực

hiện lâu dài một hoạt động nào đó mà khơng xuất hiện mệt mỏi.

Trong hoạt động TDTT, sức bền thường thể hiện ở các dạng: sức bền chung. Sức bền chuyên môn, sức bền - tốc độ, sức bền - mạnh. Sức bền là một tố chất thể lực quan trọng, là cơ sở để phát triển năng lực thể chất của con người. Hay nói cách khác, sức bền là một tố chất thể lực quan trọng để nâng cao thể lực cho con người. Có một số tác giả cho rằng, đánh giá trình độ nâng cao thể lực cho mỗi người, chỉ cần đánh giá sức bền là đủ, tiêu biểu là Cooper (Mỹ, 1950).

Sự phát triển của sức bền phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của sự phối hợp giữa chức năng vận động và chức năng dinh dưỡng, vào độ bền vững chức năng của các cơ quan nội tạng, đặc biệt ở hệ hô hấp và tim mạch, là những hệ đảm bảo cung cấp ôxy cho cơ thể hoạt động.

34

Những biện pháp chủ yếu để phát triển sức bền chung cho sinh viên là những bài tập gắng sức, nhất là các bài tập có chu kỳ, với thời gian dài (từ 2 – 30 phút trở lên), nhằm nâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể, khắc phục mệt mỏi và duy trì hoạt động vận động với hiệu quả cao nhất. Đó là những bài tập chạy việt dã, bài tập chạy với quãng đường từ 1000m - 5000m, với cường độ không lớn. Đối với sinh viên để phát triển sức bền thường tiến hành các bài tập trên khoảng 1 lần những 1 tuần và tuân theo nguyên tắc tăng dần lượng vận động.

Phát triển tố chất mềm dẻo: Trong phát triển TLC, việc tập luyện khả

năng mềm dẻo là rất cần thiết cho việc thực hiện mỗi hoạt động với tính nhịp điệu và yêu cầu chất lượng thả lỏng của cơ tốt. Có được như vậy cần phải phát triển khả năng mềm dẻo cho mỗi người tập hợp lý, thường vận dụng vào thời kỳ đầu của giai đoạn tập luyện cho người tập còn trẻ. Bởi ở thời điểm này cơ thể trẻ đang phát triển các cơ quan hệ thống trong cơ thể, tiêu biểu là cơ còn yếu và đang phát triển về chiều dài, trong khi đó xương mềm nhưng lại giòn, các bao khớp cịn lỏng lẻo nếu chúng ta khơng phát triển kịp thời dẫn đến thực hiện động tác cứng và khả năng cảm giác vận động kém. Khi vận dụng các bài tập chủ yếu là các bài tập thể dục mềm dẻo trong Thể dục dụng cụ, sau đó chúng ta sử dụng các bài tập mềm dẻo với tư thế như: các bài tập ngồi tư thế vuông đùi, duỗi chân thẳng và chếch, các tư thế động tác xoạc dọc - ngang... Tất cả các bài tập phát triển mềm dẻo phải có khả năng phối hợp vận động cao, có chất lượng thả lỏng cơ tốt và có tư thế gập sâu tối đa. Những bài tập sử dụng đó khơng gây ức chế thần kinh và gây được hưng phấn cho người tập và thực hiện thời gian không kéo dài quá, quãng nghỉ bằng các động tác thực hiện luân phiên hoặc ngắn.

Phát triển tố chất linh hoạt khéo léo: Năng lực linh hoạt khéo léo là tiền

đề để tiếp thu và hồn thiện nhanh chóng kỹ thuật động tác nhằm đạt được thành tích thi đấu cao. Tính linh hoạt khéo léo được thể hiện dưới hình thức:

- Sự chuẩn xác của động tác thực hiện về không gian.

35

- Khả năng giải quyết nhanh và đúng những tình huống bất ngờ trong vận động.

- Khả năng thực hiện động tác với biên độ lớn.

Đối với các tố chất thể lực sức nhanh, sức mạnh, sức bền dựa trên cơ sở của hệ thống thích ứng về mặt năng lượng thì khả năng linh hoạt khéo léo lại phụ thuộc chủ yếu vào quá trình điều khiển hành động vận động. Năng lực này được xác định trước tiên thông qua quá trình điều khiển và được hình thành cũng như phát triển trong tập luyện, đồng thời nó có mối quan hệ chặt chẽ với các tố chất thể lực trên.

Năng lực linh hoạt khéo léo được thể hiện ở mức độ tiếp thu kỹ thuật động tác nhanh và có chất lượng cao đến q trình hình thành cũng như củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động. Mức độ phát triển khả năng linh hoạt khéo léo liên quan chặt chẽ với trạng thái chức năng của hệ thống thần kinh trung ương. Đó là khả năng dẫn truyền nhanh chóng và thực hiện các phản ứng vận động một cách hợp lý với những tín hiệu đơn giản và phức tạp. Cơ quan cảm thụ và xử lý thơng tin chính là phân tích thị giác và thính giác. Nhờ phát triển tốt tính linh hoạt khéo léo mà khi thực hiện kỹ thuật động tác chuẩn xác cao, cảm giác được các thời điểm di chuyển của các bộ phận cơ thể trong không gian. Trên cơ sở đó có khả năng giải quyết nhanh thay đổi về tình huống hoặc có thể dự đốn trước được các thay đổi xảy ra, do vậy cần huấn luyện khả năng linh hoạt khéo léo ngay từ khi mới tập và trình độ tập luyện cịn thấp cũng như cơ thể đang phát triển. Khi vận dụng các bài tập nhằm phát triển năng lực linh hoạt khéo léo cần sử dụng các dạng bài tập sau:

- Các bài tập với tư thế kéo giãn trong thời gian dài khoảng 10 - 20'' và lặp lại 3 - 4 tổ.

- Các bài tập với động tác đá lăng nhằm tăng sức kéo giãn đến mức tối đa của cơ với biên độ lớn và thực hiện 3 - 4 tổ, mỗi tổ 5 - 15 lần.

- Các bài tập với tư thế động tác nhằm tăng khả năng phối hợp vận động 32 bằng các bài tập chạy vượt rào hoặc các bài tập vượt chướng ngại vật với yêu

36

cầu cao về linh hoạt khéo léo, thực hiện 5 - 15 lần/tổ và tổ lặp lại 3 - 5 tổ. Khi sử dụng các bài tập nhằm tăng khả năng linh hoạt khéo léo cần vận dụng những biện pháp:

- Đa dạng hoá việc thực hiện động tác. - Thay đổi điều kiện bên ngoài.

- Thực hiện động tác yêu cầu về thời gian. - Thay đổi việc thu nhận thơng tin.

Tóm lại: Qua thực tiễn nghiên cứu, các nhà khoa học chứng minh rằng

các TCTL có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng hỗ trợ nhau phát triển, nếu tách rời một trong những TCTL đều khơng có ý nghĩa phát triển. Thật vậy, TCTL chung bao gồm 5 tố chất cơ bản: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền chung, mềm dẻo và linh hoạt khéo léo. Trong 5 tố chất mỗi tố chất có tác dụng và ý nghĩa phát triển thể chất thể trạng khác nhau, như:

- Tố chất sức nhanh: Có tác dụng giúp cho người tập hoạt động dưới các trạng thái nhanh, phát triển tốt khả năng linh hoạt của hệ thống thần kinh - cơ bắp.

- Tố chất sức mạnh: Giúp cho các hoạt động của người tập với sự nỗ lực ý chí cao để khắc phục được lực cản bên ngoài lớn.

- Sức bền chung: Tạo điều kiện phát triển tốt các cơ quan hệ thống trong cơ thể như đối với tim thì buồng tim to hơn (khoang tim rộng chứa được nhiều máu), thành cơ tim dày hơn, đàn tính cơ tim tốt hơn. Đối với hệ tuần hồn giúp nó hoạt động đàn tính của mạch tốt hơn làm cho máu lưu chuyển dễ dàng hơn và mạch đập cũng như huyết áp ổn định tốt hơn. Đối với hệ cơ bắp - dây chằng đàn tính hơn giúp cho con người vận động tốt hơn...

- Tố chất mềm dẻo và linh hoạt khéo léo: Làm cho các cơ quan tổ chức làm việc có hiệu quả hơn nhờ sự thả lỏng và dùng sức đúng thời điểm, thực hiện các hoạt động với biên độ của khớp lớn. Để phát triển tốt mỗi TCTL trên thì việc sử dụng các hệ thống bài tập cho mỗi tố chất cần phù hợp với đối tượng tập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thể lực cho nam học viên nhóm 1 trường đại học PCCC (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)