Lượng vận động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thể lực cho nam học viên nhóm 1 trường đại học PCCC (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.6. Đặc điểm của các bài tập thể lực

1.6.4. Lượng vận động

Lượng vận động là mức độ tác động của bài tập lên cơ thể người tập. Lượng vận động bao gồm LVĐ bên trong và LVĐ bên ngoài.

Lượng vận động bên trong là mức độ biến đổi các chức năng của cơ thể do bài tập gây nên; Lượng vận động bên ngoài là LVĐ do bài tập tác động lên cơ thể. LVĐ bên ngoài bao gồm: khối lượng vận động và cường độ vận động. Cường độ vận động

Cường độ vận động được xác định thông qua độ lớn của từng kích thích hoặc thơng qua cơng sản sinh ra khi thực hiện một loạt các bài tập nhất định trên đơn vị thời gian. Việc quy định cường độ vận động trong thực tế huấn luyện rất khó khăn phức tạp, trước hết chúng ta cần phân biệt cường độ vận động và mật độ vận động.

Cường độ vận động liên quan tới các bài tập. Trong đa số các môn thể thao có thể thực hiện với mức độ dùng sức, tần số động tác và các tốc độ thực hiện động tác khác nhau. Độ lớn của cường độ quyết định phương hướng ảnh hưởng của bài tập đối với người tập.

Một bài tập thể lực có thể thực hiện với các cường độ khác nhau. Bởi vậy, để thuận lợi cho lập kế hoạch và đánh giá quá trình huấn luyện cần phải phân biệt giữa các vùng cường độ khác nhau, ở các bài tập sức mạnh, sức mạnh tốc độ và tốc độ, cường độ được phân chia thành: Cường độ tới hạn (100% cường độ tối đa) và từ đó dẫn ra các vùng cường độ khác. Khối lượng của lượng vận động trong từng cường độ cũng cần được ghi riêng trong biên bản tập luyện. Cường độ nhằm phát triển các tố chất thể lực khác nhau phải vượt qua một giới hạn nhất định đó là vấn đề mà các huấn luyện viên phải quan tâm trong quá trình huấn luyện. Ngồi ra cường độ vận động khơng chỉ ảnh hưởng tới nhịp độ phát

25

triển mà cịn ảnh hưởng đến mức độ thành tích và các tố chất thể lực, các kỹ xảo vận động riêng lẻ.

Việc lựa chọn cường độ vận động không cho phép chỉ căn cứ vào những thích ứng về hình thái chức năng mà cịn cần chú ý đến trình độ kỹ thuật.

Mật độ vận động, mật độ của lượng vận động là tỷ lệ thời gian giữa các giai đoạn vận động và nghỉ ngơi trong một buổi tập. Thông qua mật độ vận động lượng vận động và nghỉ ngơi trong một buổi tập được xác định chặt chẽ. Mật độ vận động tối ưu một mặt đảm bảo cho việc thực hiện một khối lượng vận động lớn cũng như hiệu quả của lượng vận động. Mặt khác, tránh được hiện tượng mệt mỏi quá sức của người tập. Chỉ tiêu cơ bản để xác định mật độ vận động là khả năng duy trì các thơng số vận động đặt ra trước bài tập (chất lượng bài tập) và các yêu cầu về cường độ vận động. Vì vậy, phải xác định mật độ vận động trong sự thống nhất với tất cả các yếu tố khác của lượng vận động.

Khối lượng vận động

Khối lượng vận động thể hiện ở số lượng các yêu cầu của lượng vận động. Các đơn vị sử dụng để xác định khối lượng của lượng vận động trong huấn luyện sức nhanh và các mơn thể thao mang tính chất kỹ thuật là số lần lặp lại động tác. Khối lượng vận động là một trong những yếu tố cơ bản nhất của lượng vận động. Nó phải được nâng lên từ năm này qua năm khác trong quá trình phát triển năng lực thể chất từ người mới tập đến người tập có trình độ cao. Khối lượng vận động quyết định mức độ ảnh hưởng của các yêu cầu lượng vận động trong các buổi tập nhằm phát triển thể lực. Trong huấn luyện kỹ chiến thuật khối lượng vận động tác động vào việc phát triển thành tích trong sự thống nhất với chất lượng thực hiện bài tập.

Một lượng vận động với một cường độ vận động nhất định chỉ mang lại hiệu quả đầy đủ nếu nó đạt được một khối lượng vận động phù hợp. Điều đó khơng những chỉ có ý nghĩa đối với việc phát triển các TCTL và các phẩm chất tâm lý mà vì nguyên tắc cũng có giá trị đối với việc học và hồn thiện kỹ xảo kỹ thuật thể thao.

26

Khối LVĐ trong buổi tập thể thao phải được điều chỉnh sao cho có thể duy trì được LVĐ hiệu quả. Vì vậy, LVĐ có cường độ thấp hơn về cơ bản phải lớn hơn LVĐ có cường độ cao. Một khối LVĐ có hiệu quả trong một giáo án huấn luyện là phải thực hiện khi các yếu tố mệt mỏi xuất hiện và mệt mỏi đó cịn duy trì trong một thời gian nhất định tới sau khi kết thúc buổi tập. Trong giáo án huấn luyện chủ yếu nhằm phát triển kỹ thuật thì mức độ tối ưu của lượng vận động chỉ đạt được khi người tập khơng cịn thực hiện một cách chính xác quá trình vận động. Mức độ của lượng vận động trong một buổi tập cần phải biết sắp xếp thống nhất với số lượng buổi tập. Sự hồi phục sau buổi tập có cùng cường độ và mật độ sẽ cịn kéo dài nếu khối lượng vận động càng lớn về nguyên tắc khả năng làm việc của cơ thể cần được hồi phục trước khi bắt đầu một buổi tập luyện mới. Như vậy, khối lượng của lượng vận động trong một buổi tập được xác định dựa theo nhịp độ hồi phục cá biệt và khoảng thời gian cần thiết để nghỉ ngơi. Điều này cần đặc biệt chú ý trong quá trình tập luyện hàng ngày đối với người mới tập. Những "nhảy vọt" của lượng vận động sẽ được coi là đúng, chừng nào chúng được chuẩn bị bằng sự tăng dần những yêu cầu tập luyện. Nếu khơng được chuẩn bị như vậy thì những nhảy vọt đó sẽ mâu thuẫn với sự tăng cường sức khoẻ, hạn chế thành tích thể thao. Mặt khác tính chất nâng dần nếu khơng kết hợp với một nhịp độ tăng lượng vận động cao đến mức đầy đủ sẽ dẫn đến sự phát triển chậm chạp và sau đó đến cả dừng lại của trình độ tập luyện. Các đơn vị khối lượng dưới hình thức thời hạn các kích thích của lượng vận động đơn lẻ hoặc mỗi đợt lặp lại lượng vận động cùng tác động đến phương hướng và mức độ các yêu cầu của lượng vận động trong huấn luyện nhằm phát triển sức nhanh và phát triển tối ưu sức mạnh tối đa không những phải tạo sự căng cơ lớn mà còn phải tạo nên cơ sở kéo dài cần thiết ở các động tác đơn lẻ. Trong huấn luyện sức mạnh bền, về nguyên tắc các đợt phải đạt được mức lặp lại tối đa vì tập luyện mệt mỏi khơng làm giảm sút thành tích một cách cơ bản và người tập ở trạng thái sẵn sàng. Như vậy các yếu tố của lượng vận động là cơ sở cho việc phát triển thành tích. Song tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng môn thể

27

thao chuyên sâu và tuỳ thuộc vào trình độ tập luyện. Đặc điểm của đối tượng tập luyện mà sử dụng cho phù hợp mới đạt được mục đích đặt ra của quá trình huấn luyện. Mặt khác, khi chúng ta xác định được các yếu tố của lượng vận động thì người giáo viên huấn luyện phải xác định các yếu tố cơ bản của phương pháp thực hiện lượng vận động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thể lực cho nam học viên nhóm 1 trường đại học PCCC (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)