Các phương pháp thực hiện lượng vận động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thể lực cho nam học viên nhóm 1 trường đại học PCCC (Trang 36 - 37)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.6. Đặc điểm của các bài tập thể lực

1.6.5. Các phương pháp thực hiện lượng vận động

Nhằm điều khiển chính xác việc tập luyện cần hạn chế tính đa dạng về phương pháp thực hiện lượng vận động, chúng cũng còn được gọi là các hình thức của lượng vận động.

Các hình thức của lượng vận động tiêu chuẩn bao gồm:

- Các loại bài tập với các loại dụng cụ tập luyện và các thơng số vận động địi hỏi.

- Phương pháp tập.

- Khối lượng và cường độ của lượng vận động. - Các hình thức tổ chức thực hiện các phương pháp. - Đặc điểm điều kiện bên ngoài.

Cần phải phân chia các hình thức của lượng vận động theo việc giải quyết các nhiệm vụ trong tập luyện. Việc sử dụng các hình thức của lượng vận động phải phù hợp với mục đích và nhiệm vụ của từng giai đoạn. Theo quy luật của q trình thích nghi thì hiệu quả của lượng vận động có thể bị giảm đi sau một thời gian dài sử dụng nó. Do vậy, sự thay đổi các hình thức của lượng vận động có cấu trúc khác và yêu cầu cao hơn cần được thực hiện theo yêu cầu khoa học. Cấu trúc của lượng vận động chỉ ra, các thành phần khác nhau và các yếu tố của huấn luyện thể thao cũng như các ảnh hưởng chung của chúng. Các thành phần và yếu tố cơ bản cấu trúc của lượng vận động, mà tỷ lệ của chúng trong khối lượng chung của yêu cầu lượng vận động phải xác định là:

- Yêu cầu của lượng vận động đối với các bài tập phát triển chung và các bài tập chuyên môn.

28

- Huấn luyện thể lực, huấn luyện kỹ thuật và huấn luyện chiến thuật. Trên cơ sở thống nhất của các yếu tố và hình thức của lượng vận động cấu trúc nội dung yêu cầu của LVĐ chủ yếu quyết định mặt chất lượng của tập luyện. Cấu trúc của LVĐ xuất phát từ các yêu cầu cụ thể của tính chất, yêu cầu hoạt động, các thời kỳ và các giai đoạn tập luyện. Cấu trúc LVĐ không cho phép phân chia hoặc sử dụng một cách cứng nhắc. Nó phải được thay đổi một cách linh hoạt phù hợp với các quy luật phát triển thành tích và sự phát triển thành tích cá biệt của từng người tập. Trong cấu trúc của LVĐ cũng cần quan tâm đến sử dụng luân phiên hợp lý giữa LVĐ và quãng nghỉ. Đặc biệt, trong huấn luyện thì sự phát triển năng lực thể thao và khả năng chịu đựng một LVĐ của người tập còn phụ thuộc vào số lượng buổi tập. Nhưng đến điều kiện là LVĐ trong từng buổi tập phải tạo "dấu vết" có lợi cho q trình huấn luyện vì thơng qua nghỉ ngơi thúc đẩy quá trình hồi phục và thơng qua q trình hồi phục phát triển năng lực thể thao cho người tập. Hiện nay, tuỳ theo trình độ tập luyện mà số buổi trong một tuần tập luyện có thể từ 6 - 12 buổi.

Tập luyện thể lực không những chỉ diễn ra nhiều năm, quanh năm mà còn diễn ra hàng ngày, mỗi ngày khơng chỉ có một bài tập. Do đó, tập luyện đã trở thành q trình khơng ngừng nhưng trong q trình đó việc sử dụng các bài tập nào là cần thiết và phù hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thể lực cho nam học viên nhóm 1 trường đại học PCCC (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)