Các loại cồn

Một phần của tài liệu Bài giảng Dược lý học Thú y (Trang 55 - 56)

1. Cồn ethylic - C2H5OH

Trong thú y ít khi dùng riêng cồn để gây ngủ hoặc gây mê cho gia súc. Nếu phối hợp cồn ethylic với các thuốc khác, sẽ làm tăng khả năng ức chế, có hồi phục đối với thần kinh trung ương

Cồn ethylic là dung dịch không màu, mùi dễ chịu, vị cay, nóng. Dễ tan trong nước, ether và glycerin. Cồn được sản xuất từ các nông sản có nhiều tinh bột như gạo, ngô, sắn, khoai tây,…

1.1. Tác dụng dược lý

Mức độ tác dụng tùy thuộc vào liều lượng và nồng độ cồn.

Giai đoạn đầu gây kích thích. Rượu không gây hưng phấn mà là làm yếu quá trình nội ức chế, ở người trường hợp này sẽ dẫn đến rối loạn trí tuệ, không phân biệt được và không có khả năng phân tích và sử lý các tình huống xung quanh, và sau đó sẽ ức chế gây ngủ mê.

Rượu làm giãn mạch máu dưới da, làm đỏ mặt, đỏ mắt và làm tăng tỏa nhiệt. Do tác dụng ức chế của rượu, trung tâm điều hòa thân nhiệt cũng giảm hoạt động. Như vậy cùng một lúc cơ thể giảm sản nhiệt nhưng lại tăng thải nhiệt, kết quả là thân nhiệt giảm mạnh, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Do rượu kích thích niêm mạc (do dãn mạch ngoại vi) nên có tác dụng làm tăng hoạt lực của trung khu hô hấp và tuần hoàn qua cơ chế phản xạ.

Ngộ độc rượu: trong thực tế ít gặp trên gia súc, gia súc bị ngộ đôc có thể do ăn nhiều bã rượu, bỗng rượu hay hèm bia. Biểu hiện: mới đầu có biểu hiện kích thích, sau đó đi loạng choạng, đi lại mất thăng bằng, ngã nằm liệt, có thể chết do liệt trung khu hô hấp và vận mạch. Liều ngộ độc cấp tính ở các loài gia súc gia cầm khoảng 8 g/kg.

Hấp thu: rượu được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa (ngay từ dạ dày).

Thải trừ: chừng 10% rượu ra ngoài ở dạng không đổi, chủ yếu thải trừ qua phổi (5-7%) và nước tiểu (1-5%). Khoảng 90% còn lại hòa tan trong cơ thể. Trước hết gan chuyển rượu thành acid acetic, sau đó các tế bào tổ chức oxy hóa thành H2O và CO2.

1.3. Ứng dụng điều trị

Dùng phối hợp với chloralhydrate để gây ngủ và gây mê tốt hơn, đồng thời giảm được liều lượng chloralhydrate.

Cho ngựa: chloralhydrate, 0,08 g/kg cồn ethylic 0,08 ml/kg, pha dung dịch 35% tiêm tĩnh mạch. Thời gian mê khoảng 30 phút đến 1 giờ. Có tác giả dùng chloranhydrate 0,1g/kg, pha vào cồn ethylic 33% thành dung dịch 20% để tiêm tĩnh mạch cho chó.

Dùng cồn ethylic 70% để sát trùng ngoài ra cồn 90-95% để sát trùng dụng cụ y tế và thú y “phương pháp sát trùng lạnh”. Cồn 50-70% để xoa bóp sẽ có tác dụng giảm đau cơ đau khớp. Đặc biệt, chúng ta có thể dùng làm dung môi ngâm rất nhiều loại thuốc nam. Cồn 10-15% dùng kích thích nhu động dạ dày loài nhai lại, kích thích tiêu hóa.

Dùng làm dung môi pha nhiều loại thuốc khác.

 Một số nồng độ cồn hay dùng:

Cồn tuyệt đối 96% thể tích (94 -97% trọng lượng). Cồn cao độ 90% thể tích (86% trọng lượng). Cồn xoa 70% thể tích (62% trọng lượng).

Một phần của tài liệu Bài giảng Dược lý học Thú y (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w