Magnesium sulphate (MgSO4.7H2O)

Một phần của tài liệu Bài giảng Dược lý học Thú y (Trang 74 - 75)

II. Thuốc trấn tĩnh tác dụng nhẹ

3. Magnesium sulphate (MgSO4.7H2O)

Magnesium sulphate rất ít được hấp thu ở đường tiêu hóa, do vậy dùng làm thuốc tẩy rất tốt. Nếu dùng ngoài đường tiêu hóa, nó có tác dụng trấn tĩnh đối với cả thần kinh trung ương, thần kinh vận động và thần kinh cảm giác. Do vậy, tạo cho con vật trạng thái an thần, hoặc trạng thái mê, làm giảm vận động, chống co giật, đồng thời làm giảm đau cục bộ tại vị trí tiêm.

3.1. Cơ chế tác dụng

Khi bình thường tỷ lệ Ca/Mg sẽ bào đảm duy trì sự dẫn truyền các kích thích của hệ thần kinh. Ngoài ra, nó còn tham gia vào quá trình hình thành xương, tham gia vào cơ chế co cơ,...

Khi nồng độ ion Mg++ tăng cao, nó làm giảm mạnh các dẫn truyền xung động thần kinh, phong tỏa kìm hãm hệ thần kinh trung ương cũng như hệ thần kinh vận động. Khi nồng độ cao, thuốc sẽ cản trở cơ năng thần kinh cảm giác, do vậy tại cục bộ tiêm, thuốc không gây đau đớn mà ngược lại có tác dụng gây tê.

Khi con vật mê (do quá liều) do tác động của Mg++, ta có thể làm cho nó tỉnh lại bằng cách tiêm CaCl2. Điều này giải thích cho sự cân bằng tỷ lệ nồng độ Ca/Mg trong huyết tương là quan trọng để tạo nên tác dụng mê. Hàm lượng tuyệt đối của Mg++ và Ca++ không quyết định mức độ họat động của hệ thần kinh, mà là mối tương quan giữa hai ion đó quyết định.

3.2. Ứng dụng điều trị

Dùng ngoài đường tiêu hóa để điều trị chứng co giật. Giải độc khi ngộ độc strychnine, các thuốc gây co giật.

Với hai trường hợp trên, dùng liều 0,05-0,15 g/kg, pha nồng độ 20%, tiêm dưới da, 2-3 lần/ngày.

Có thể dùng dung dịch đậm đặc MgSO4 để giết chết gia súc mà không gây đau đớn. Với chó, dùng dung dịch bão hòa MgSO4, 10-30ml, tiêm tĩnh mạch, hoặc tiêm thẳng vào tim. Sau 15-20 giây, gia súc sẽ chết. Với đại gia súc, liều 2g/kg, tiêm tĩnh mạch.

B-THUỐC KÍCH THÍCH HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

Khi thần kinh trung ương bị ức chế thì nhiều cơ năng hoạt động của cơ thể sẽ bị giảm sút như cảm giác, vận động, tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, trao đổi chất,… Thuốc kích thích thần kinh trung ương có tác dụng gây hưng phấn cho con vật, lấy lại sự thăng bằng giữa hai quá trình hưng phấn và ức chế, do đó làm hồi phục các chức năng nói trên.

Thuốc kích thích thần kinh có 3 mức độ khác nhau:

Thuốc gây hưng phấn khi mức độ hưng phấn bị giảm sút: đại diện là strychnin.

Thuốc gây hưng phấn thêm: đại diện là caffeine.

Thuốc gây hồi tỉnh khi bị ức chế: đại diện là camphora.

Một phần của tài liệu Bài giảng Dược lý học Thú y (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w