Thuốc trấn tĩnh tác dụng mạnh

Một phần của tài liệu Bài giảng Dược lý học Thú y (Trang 70 - 73)

1. Các dẫn xuất của của phenothiazine

Là thuốc điều trị ký sinh trùng dùng trong thú y đã gần 50 năm nay. Trong quá trình sử dụng người ta nhận thấy, từ phân tử phenothiazine có khả năng gắn các gốc hóa học khác nhau để tạo nên các thuốc có tác dụng trấn trĩnh, kháng histamin và một số tác dụng khác.

1.1. Tác dụng dược lý

Gây trấn tĩnh thần kinh, tạo trạng an thần cho con vật.

Không có tác dụng gây ngủ hay giảm đau, nhưng có tác dụng hiệp đồng với thuốc ngủ và thuốc giảm đau. Do đó có thể giảm liều lượng của thuốc giảm đau hoặc thuốc ngủ như barbitutrate, chloralhydrate,… từ 20-40% khi sử dụng phối hợp với thuốc trấn tĩnh.

Thuốc làm giảm căng thẳng của hệ thần kinh thực vật kể cả hệ giao cảm và phó giao cảm nhưng giảm hệ giao cảm mạnh hơn hệ phó giao cảm, do đó biểu hiện bên ngoài tưởng như cường phó giao cảm.

Ngoài ra các dẫn xuất của phenothiazine còn có khả năng loại trừ tác dụng của adrenalin, do vậy làm giảm huyết áp (do giảm hoạt động tim mạch).

Thuốc làm giảm thân nhiệt bởi gây ức chế trung khu điều hòa thân nhiệt cũng như làm mất cân bằng thần kinh thực vật.

Tác dụng chống nôn do ức chế trung khu nôn. Loại trừ tác dụng gây nôn của apomorphine. Trừ các trường hợp kích thích nôn có nguồn gốc từ bên ngoài, hay nôn do phản xạ thì thuốc không có tác dụng ức chế.

Khi dùng các thuốc trấn tĩnh, con vật trở nên thờ ơ với các tác dụng ngoại cảnh. Các hoạt động phản xạ giảm, vận động giảm, đứng hoặc nằm yên tại chỗ, do vậy con vật có thể ngủ nhưng ngủ trong trường hợp này, rất dễ tỉnh lại và khi tỉnh lại không có hiện tượng lờ đờ, loạng choạng như trường hợp dùng các loại thuốc ngủ barbiturate, chloroform…

1.2. Cơ chế tác dụng

Các dẫn xuất của phenothiazine có tác dụng ức chế vùng dưới đồi truyền thông tin lên vỏ não, giảm khả năng nhận các kích thích từ ngoại vi theo đường hướng tâm truyền lên vỏ não. Cụ thể là chúng ức chế thụ cảm catecholamine ở tổ chức lưới lên thân não và vùng dưới đồi. Do đó các kích thích từ ngoài vào theo nhánh bên đến các tổ chức lưới bị ức chế. Các xung động này bình thường sẽ được hoạt hóa và đi lên vỏ não. Nhưng khi có thuốc hoạt động, chúng sẽ bị ức chế không hoạt hóa để đi lên được, do đó trương lực vỏ não giảm đi.

Công thức cấu tạo của phenothiazine

Những nghiên cứu mới đây cho thấy ở vùng dưới đồi có các trung tâm cảm xúc. Các trung tâm này lại có liên quan đến các trung tâm nội tiết, nên thông qua sự tác động qua lại làm cho các trung tâm nội tiết cũng bị tác động: huyết áp, hoạt động tim, trao đổi chất,... Do đó, khi vùng dưới đồi bị ức chế thì các vùng hưng phấn cảm xúc, các phản ứng thực vật, nội tiết,… cũng giảm đi. Kết quả là động vật hết căng thẳng, tinh thần trở nên yên tĩnh và bình thản.

1.3. Ứng dụng điều trị

Trong y tế dùng các dẫn xuất của phenothiazine để điều trị các chứng loạn tâm thần có tác dụng rất tốt. Còn trong thú y dùng thuốc để trấn tĩnh các con vật hung hăng hoặc sợ sệt, bồn chồn, điều hòa trạng thái căng thẳng thần kinh vỏ não. Người ta cũng thường dùng thuốc này trong một số trường hợp cụ thể sau:

Với ngựa: sửa, gọt móng, đóng móng, kiểm tra trực tràng, chữa đau bụng,… Với trâu bò: giảm thiệt hại do vận chuyển, cải thiện chất lượng thịt, kiểm tra đương vật, chống sa ậm đạo, sa tử cung, dùng khi bóc nhau (kết hợp với thuốc gây tê cục bộ), mổ dạ cỏ, gọt sửa móng, khám mắt,…

Lợn: điều trị loạn thần kinh sau khi đẻ, loại trừ hung hăng,…

Chó: cắt lông, vận chuyển đến nơi mới, kiểm tra lâm sàng, chống nôn mửa, động kinh,…

1.4. Một số dẫn xuất của phenothiazine thường dùng

1.4.1. Acepromazine

Acepromazin có cấu tạo hóa học khác với promazine và chlorpromazine, do acepromazin có nhóm acetyl đính ở vị trí carbon-2.

Thuốc bắt đầu gây tác dụng sau khi tiêm bắp 5 phút hoặc sau khi cho uống 10 phút.

Liều lượng: cho các loài gia súc: 0,05- 0,1 mg/kgP, tiêm dưới da, bắp thịt, tĩnh mạch. Riêng chó mèo: 1-3 mg/kgP, cho uống; 0,125- 0,25 mg/kgP, tiêm dưới da, bắp thịt, tĩnh mạch.

1.4.2. Chlorpromazine

Tính chất: thuốc có dạng bột trắng hoặc vàng trắng, rất dễ tan trong nước, rượu, chloroform, thuốc dễ bị oxy hóa dưới tác động của áng sáng. Dung dịch có vị đắng.

Hiệu quả thấy sau khi cho thuốc khoảng 5 phút nếu tiêm tĩnh mạch. Thời gian tác dụng của thuốc dài

ngắn tùy thuộc cách sử dụng, thông thường thời gian này khoảng 6 giờ. Liều lượng:

Công thức cấu tạo của acepromazine

Công thức hóa học của chlorpromazine

Ngựa, trâu, bò: 0,3-1mg/kg

Lợn: 2mg/kg

Chó: 2mg/kg

Cách dùng tiêm bắp thịt (cũng có thể tiêm tĩnh mạch ở mức thấp hơn, với chó có thể cho uống ở mức liều cao hơn 2-3mg/kg). Có thể tiêm nhắc lại liều trên 1-2 lần/ ngày.

1.4.3. Perphenazine

Là chất có dạng tinh thể, đễ bị ánh sáng tác động làm mất tác dụng, dễ tan trong nước.

Thuốc này tác dụng mạnh hơn chlopromazine và promazine. Thời gian tác dụng của thuốc trên có thể kéo dài khoảng 7 giờ sau khi tiêm tĩnh mạch.

Liều lượng:

Đại gia súc: 0,2 mg/kg, tiêm bắp thịt.

Tiểu gia súc : 0,8 mg/kg, cho uống hoặc 0,5 mg/kg, tiêm bắp thịt hay tiêm chậm vào tĩnh mạch.

1.4.4. Promazine

Về mặt hóa học, promazine khác với chlopromazine là không có nguyên tử chlorine đính ở vị trí carbon - 2 của nhân phenothiazine.

Liều lượng: đại gia súc: 0,4 – 2 mg/kg, tiêm bắp. Tiểu gia súc: 2-6 mg/kg, tiêm bắp thịt hoặc tĩnh mạch.

2. Các thuốc nhóm butyrophenone

Các thuốc nhóm này tác dụng tương tự như các dẫn xuất của phenothiazine. Ngoài ra còn có cả tác dụng giảm đau.

2.1. Azaperone

Còn có tên thương phẩm khác là cucalmil, stresnil, porcirelax.

Là chất bột vô định hình hoặc kết tinh, màu vàng, mùi thơn nhẹ, không vị, hòa tan được trong nước và các dung dịch acid hữu cơ loãng.

Sau khi tiêm bắp khoảng 15 phút, thuốc bắt đầu có tác dụng và thời gian tác dụng của thuốc trên cơ thể kéo dài từ 2-3 giờ.

Thuốc này thường được sử dụng cho những lợn nái hung giữ đối với lợn con. Hoặc sử dụng cho các nhóm lợn hung hăng cắn lẫn nhau, đặc biệt là trong trường hợp mới nhập đàn.

Liều lượng: tiêm bắp cho lợn với liều như sau:

Để gây an thần : 0,5-2 mg/kg

Để làm giảm tính hung hăng: 2 mg/kg

Công thức cấu tạo perphenazine

Để làm bất động: 4-8 mg/kg.

2.2. Haloanison

Từ năm 1963, Maraboon và Striens đã sử dụng haloanison làm thuốc chống hiện tượng rứt lông, cắn xé lẫn nhau của gia cầm. Hiện tượng này gây nhiều thiệt hại đáng kể trong chăn nuôi gia cầm. Nguyên nhân gây lên hiện tượng này còn nhiều vấn đề chưa rõ, có thể là do những sai sót trong kỹ thuật chăn nuôi, hoặc do các nguyên nhân khác. Bên cạnh việc giải quyết các vấn đề sai sót trong chăn nuôi, người ta thấy sử dụng các thuốc gây trấn tĩnh thần kinh như haloanison cũng có kết quả.

Liều lượng và cách dùng: 4-5 mg/kg pha vào nước uống; hoặc 10-40 mg/kg, trộn vào thức ăn, thường sau 48 giờ sẽ có kết quả.

Một phần của tài liệu Bài giảng Dược lý học Thú y (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w