Bài 3 Làm chƣợp theo phƣơng pháp đánh khuấy

Một phần của tài liệu CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH KHUẤY (Trang 78 - 79)

IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành

4.3. Bài 3 Làm chƣợp theo phƣơng pháp đánh khuấy

Bài tập 1 Viết sơ đồ quy trình làm chượp bằng phương pháp đánh khuấy

- Nguồn lực: Sơ đồ quy trình cơng nghệ chế biến nước mắm bằng phương pháp đánh khuấy, Bảng đánh giá kết quả, Giấy khổ A1, bút lông, thước kẻ.

- Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hồn thành: 5 phút/ nhóm.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên đưa ra bảng quy trình cơng nghệ đúng, cho học viên các nhóm nhận xét kết quả lẫn nhau và ghi điểm vào bảng kết quả.

- Kết quả cần đạt được: Vẽ đúng trình tự các công việc trong sơ đồ quy trình chế biến nước mắm bằng phương pháp đánh khuấy.

Bài tập 2:. Thực hành muối cá, làm muối mặt.

- Nguồn lực: Cá, muối, thùng/chum đã đắp lù, các dụng cụ dùng ướp muối cá.

- Cách thức: chia nhóm (7 – 10 học viên/nhóm), mỗi nhóm ướp muối 30kg cá.

- Thời gian hồn thành: 1 giờ/1 nhóm.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng ướp muối cá làm chượp.

- Kết quả cần đạt được:

+ Ướp muối cá đúng tỉ lệ muối chiếm 10% so với khối lượng cá;

+ Thực hiện các bước ướp muối cá đúng quy trình: trộn đều muối vào cá hoặc muối cá và muối thành từng lớp; cho cá và muối vào thùng nhẹ nhàng không làm vỡ lù; cho một lớp muối mặt dày 3-5cm; Đậy nắp thùng chượp sau khi kết thúc quá trình ướp muối.

+ Thực hiện được thao tác vệ sinh sạch thùng chượp, dụng cụ và khu vực ướp muối cá.

+ Đảm bảo an toàn và vệ sinh thực phẩm trong ướp muối cá.

Bài tập 3: Thực hành bổ sung nước, bổ sung muối lần hai, lần ba.

- Nguồn lực: Chượp sau khi muối, bô-mê kế, khúc xạ kế, ống đong, muối, dụng cụ chứa nước bổi.

- Cách thức: mỗi học viên thực hành tất cả các cơng việc/1 học viên. - Thời gian hồn thành: 15 ngày/1 học viên.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng đo độ mặn nước bổi, bổ sung muối và nước.

- Kết quả cần đạt được: Thực hiện các bước đo độ mặn bằng bô-mê kế và khúc xạ kế đúng quy định; đo chính xác độ mặn của nước bổi; tính tốn được lượng muối và nước cần bổ sung; nước bổi sau khi bổ sung muối lần cuối cùng đạt độ mặn 23o

Be.

Một phần của tài liệu CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH KHUẤY (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)