2. Cách tiến hành chăm sóc chƣợp đánh khuấy
2.1. Đánh khuấy và giang phơ
2.1.1. Giang phơi
Giang phơi làm cho chượp hấp thu nhiệt của mặt trời để chượp mau chín. Cách tiến hành giang phơi:
- Mở nắp đậy của các dụng cụ chứa chượp vào buổi sáng các ngày trời nắng.
- Đặt nắp ngay ngắn cạnh dụng cụ chứa chượp để thuận tiện khi đậy, nhất là khi trời sắp mưa.
- Đậy nắp của các dụng cụ chứa chượp vào buổi chiều các ngày trời nắng hoặc đậy nắp kịp thời trước khi trời mưa.
Chú ý: Trong q trình giang phơi khơng để nước lã hay nước mưa rơi vào chượp, không để tạp chất rơi vào chượp.
Hình 4.2. Giang phơi chượp
2.1.2. Đánh khuấy
Đánh khuấy chượp trong thùng, bể chứa là để chượp được đảo trộn đều từ dưới lên trên và ngược lại.
Cách thực hiện:
- Đối với các bể chứa lớn dùng trang gỗ hoặc cái bầu có cán dài để đánh khuấy.
- Đối với các bể chứa nhỏ (các chum) dùng có thể dùng cây gỗ hoặc mái chèo để đánh khuấy.
Hình 4.4. Đánh khuấy chượp ở chum, bể nhỏ
Chú ý: Khi đánh khuấy không để nước lã, nước mưa, tạp chất (cát, bụi) rơi
vào chượp.
2.1.3. Tổ chức thực hiện giang phơi và đánh khuấy
Việc giang phơi và đánh khuấy trong thời gian chăm sóc chượp làm được càng nhiều thì chượp càng chóng chín.
Việc giang phơi cịn phụ thuộc vào thời tiết. Nếu trời khơng nắng kéo dài thì chỉ náo đảo chứ khơng giang phơi.
Hình 4.5. Chượp mới muối Hình 4.6. Chượp sau 1 tháng
Việc giang phơi và đánh khuấy thực hiện ngay từ khi bắt đầu có hiện tượng "cá địi muối" đến khi cho đủ muối. Trong thời gian này, cần giang phơi hàng
ngày và đánh khuấy 2 - 3 lần trong một ngày để muối tan trong chượp. Khi đánh khuấy cần kiểm tra độ mặn của nước bổi nếu khơng đủ thì bổ sung thêm muối và đánh khuấy . Kết thúc thời gian muối cá , đô ̣ mă ̣n đa ̣t yêu cầu thường nằm trong khoảng 24 - 25 độ bô mê.
Suốt ba tháng đầu, hằng ngày phơi nắng và đánh khuấy 2 lần/ngày. Đến tháng thứ tư, thứ năm thì một tuần đánh khuấy 1 lần.
Sau 6 - 8 tháng thì chượp chín , có thể kéo rút nước mắm .
Hình 4.7. Chượp sau 3 tháng Hình 4.8. Chượp sau 5 tháng