2. Cách tiến hành chăm sóc chƣợp đánh khuấy
2.2. Kiểm tra độ mặn và đánh giá cảm quan chượp
2.2.1.Kiểm tra độ mặn
Hình 4.9. Đo độ mặn của nước bổi trong bể Hình 4.10. Kiểm tra chượp trong bể
+ Múc nước bổi trên mặt chượp đổ vào đầy ống đong bằng thủy tinh. + Đặt ống đong trên mặt phẳng, ống đong phải thẳng đứng.
+ Dùng bô mê kế thả nhẹ nhàng vào trong ống đo.
+ Xác định vị trí mặt lõm bề mặt nước bổi ngang qua bô mê kế rồi đọc số ghi trên bơ mê kế ở ngay vị trí đó.
+ Nếu độ mặn nước bổi nằm trong khoảng 25 độ bô mê là chượp đủ muối. + Nếu độ mặn nhỏ hơn 25 độ bô mê là chượp thiếu muối, cần bổ sung muối. Lượng muối bổ sung tính theo bảng 3.1, bài 3.
+ Độ mặn lớn hơn 26 độ bô mê là chượp mặn muối. Cần bổ sung thêm nước. Lượng nước bổ sung tính theo lượng muối thừa theo bảng 3.1, bài 3.
2.2.2. Kiểm tra chượp bằng cảm quan
+ Quan sát trạng thái chượp trong chum, bể. Chượp đạt u cầu khi khơng cịn cá ngun con lơ lửng gần mặt nước do chưa ngấm đủ muối.
+ Dùng cây khuấy đều chượp trong chum, bể. Múc một ít chượp vào chén hoặc ly thủy tinh miệng rộng. Mùi chượp hơi tanh, chua và bắt đầu có mùi thơm của mắm là đạt yêu cầu. Nếu mùi chua kết hợp với mùi thối là chượp bị thiếu muối cần xử lý chượp thiếu muối (trình bày ở mục 2.3.1 bên dưới).
+ Quan sát màu sắc chượp trong chum, bể. Nếu chượp có màu xám hồng hay xám nâu là chượp đạt yêu cầu. Nếu chượp có màu hơi đen là chượp bị thiếu muối. Nếu màu sắc của chượp trắng và nhợt nhạt là chượp bị mặn muối cần xử lý chượp bị mặn muối (trình bày ở mục 2.3.2 bên dưới).