IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
4.4. Bài 4 Chăm sóc chƣợp đánh khuấy
Bài tập 1: Viết sơ đồ quy trình chăm sóc chượp đánh khuấy
- Nguồn lực: Sơ đồ quy trình cơng nghệ chế biến nước mắm bằng phương pháp đánh khuấy, Bảng đánh giá kết quả, Giấy khổ A1, bút lơng, thước kẻ.
- Thời gian hồn thành: 5 phút/ nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên đưa ra bảng quy trình cơng nghệ đúng, cho học viên các nhóm nhận xét kết quả lẫn nhau và ghi điểm vào bảng kết quả.
- Kết quả cần đạt được: Vẽ đúng trình tự các cơng việc trong sơ đồ quy trình chế biến nước mắm bằng phương pháp đánh khuấy.
Bài tập 2
- Nguồn lực: thùng chượp, các dụng cụ dùng đánh đảo giang phơi, phiếu đánh giá quy trình.
- Cách thức: Chia nhóm nhỏ (5-10 học viên/nhóm).
- Thời gian hồn thành: 2 giờ/nhóm, mỗi nhóm thực hiện đánh đảo giang phơi trên 1 thùng chượp.
- Phương pháp đánh giá: Học viên thực hiện, giáo viên quan sát và đánh giá. Phát phiếu đánh giá cho học viên, học viên tự đánh giá kết quả đạt được và ghi lại kết quả và tự điều chỉnh thao tác.
- Kết quả cần đạt được:
+ Học viên thực hiện được thao tác đánh đảo giang phơi khối chượp theo
đúng quy trình của phiếu đánh giá;
+ Thùng chượp sau khi thực hiện đánh đảo giang phơi đạt tiêu chuẩn quy định. Chượp đủ muối.
Bài tập 3
- Nguồn lực: Bảng câu hỏi
- Cách thức: mỗi học viên thực hiện một bảng hỏi. - Thời gian hoàn thành: 15 phút/học viên.
- Phương pháp đánh giá: Cho học viên đánh dấu trên bảng hỏi các hiện tượng và biện pháp xử lý chượp, nước bổi bị lẫn nước mưa; tắc lù, vỡ lù.
- Kết quả cần đạt được: Học viên chọn đúng các hiện tượng và biện pháp xử lý tương ứng cho từng dạng tình huống: chượp, nước bổi bị mới bị nhiễm nước mưa và bị nhiễm lâu ngày; tắc lù, vỡ lù theo từng nguyên nhân.