Theo dõi, hướng dẫn và điều chỉnh tiến trình thảo luận

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lý 10 trung học phổ thông ban cơ bản (Trang 61 - 64)

8. Dự kiến cấu trúc luận văn

2.4.3.Theo dõi, hướng dẫn và điều chỉnh tiến trình thảo luận

Một số tình huống tổ chức hoạt động nhóm:

Tình huống 1: Xuất phát từ câu hỏi nhận thức:

? Tại sao diễn viên xiếc khi thực hiện thăng bằng trên dây thường cầm theo một cây sào dài?

GV: Cho HS quan sát bức tranh về tiết mục xiếc dây và đặt ra câu hỏi bức tranh này mô tả gì?

HS: Thảo luận sôi nổi theo nhóm.

GV: Tại sao diễn viên xiếc khi thực hiện thăng bằng trên dây thường cầm theo một cây sào dài?

GV: Từ một tấm bìa cứng và nhẹ có ba lỗ nhỏ thẳng hằng A,B,C, hai sợi dây nối và hai lực kế. Em hãy đưa ra phương án tìm điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 2 lực.

HS: Các thành viên trong nhóm thảo luận, đưa ra phương án trả lời: GV gợi ý: Hai lực này có điểm đặt như thế nào?

Hai lực này có độ lớn và chiều như thế nào?

GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.

Cho HS quan sát thí nghiệm ảo trên máy tính và hợp thức hóa kiến thức.

Tình huống 2:

GV: Chỉ dùng tấm bìa, bút lông, thước kẻ và dây treo làm thế nào để xác định được trọng tâm của vật phẳng mỏng?

HS: Làm việc theo nhóm và đưa ra câu trả lời:

- Treo tấm bìa vào sợi dây rồi dùng thước đánh dấu vị trí nối thẳng từ sợi dây đến tấm bìa. Sau đó treo sợi dây vào vị trí khác của tấm bìa và đánh dấu tương tự. Dùng thước nối hai đường đánh dấu lại. Giao điểm của hai đường là trọng tâm của tấm bìa.

GV: Em hãy cho biết trọng tâm của một số vật đồng chất và có dạng hình học đối xứng.

HS: Thảo luận

Tình huống 3:

GV: Cho HS quan sát clip thí nghiệm ảo để giúp các em có cái nhìn tổng quát và hỏi:

Em có nhận xét gì về độ lớn của ba lực? Em có nhận xét gì về giá của ba lực?

HS: Thảo luận trả lời

GV đưa ra các câu hỏi gợi ý: Vậy điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là gì?

GV: Bây giờ dùng một vật phẳng mỏng có trọng lượng là P trọng tâm G, hai lực kế và hai dây rọi, một cái bảng để cụ thể hóa phương, chiều và độ lớn của ba lực. Hãy đưa ra phương án tạo ra ba lực cân bằng?

HS: Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và đưa ra phương án trả lời

- Dùng hai lực kế móc vào hai vị trí khác nhau của bảng sắt và kéo lực kế đến khi vật đạt được cân bằng.

GV gợi ý: Hai lực kế có tác dụng gì?

GV: Tiến hành thí nghiệm theo phương án trên và yêu cầu HS quan sát. Thống nhất kết quả.

Tình huống 4: Vấn đề xuất phát

GV: Cho HS xem video clip quay chậm chuyển động của cái đu quay và yêu cầu HS quan sát.

Chuyển động của cái đu quay là loại chuyển động nào đã học? Có thể phân tích chuyển động này thành những chuyển động nào?

HS: Thảo luận trả lời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV: Đẩy cánh của lớp thì thấy cánh cửa quay quanh bản lề. Khi hai người đứng về 2 phía cánh cửa và kéo về 2 phía khác nhau, khi nào thì cánh cửa đứng yên, khi nào thì cánh cửa chuyển động về một phía?

HS: Thảo luận trả lời

Cho một đĩa tròn có trục quay đi qua tâm O, trên mặt đĩa có những lỗ dùng để treo các quả cân và dây rọi. Em hãy thiết kế phương án thí nghiệm tìm điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định?

HS: Thảo luận theo nhóm và đưa ra phương án trả lời:

Cột dây rọi vào hai bên quả cân, rồi lần lượt treo vào hai dây rọi các quả nặng có cùng khối lượng và khác khối lượng.

GV: Tiến hành thí nghiệm: Treo vào hai bên dây rọi hai quả nặng như nhau có khối lượng 0,5kg và hỏi:

Tại sao khi hai vật có khối lượng bằng nhau thì đĩa vẫn đứng yên sau khi thả tay?

Thay một qủa nặng bằng quả nặng khác có khối 1 kg thì em có nhận xét gì? HS: Thảo luận

GV: Vậy chuyển động quay có đặc điểm gì? HS: Trả lời

GV: Nếu thay đĩa tròn này bằng một đĩa tròn khác thì em có nhận xét gì?

Vậy mức quán tính của một vật quay quanh một trục phụ thuộc vào những yếu tố gì? HS: Thảo luận

GV: Cho HS quan sát thí nghiệm mô phỏng trên MVT và hỏi: Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định là gì?

Tác dụng của lực có thay đổi không khi trượt vecto lực dọc theo giá của nó?

GV: Quan sát một người dùng búa để nhổ một chiếc đinh, dùng xà beng để bẩy một hòn đá nặng, dùng cân thăng bằng,...thì dựa vào quy tắc nào?

HS: Quan sát clip và trả lời.

Tình huống 6: Vấn đề xuất phát: GV đưa ra vật gồm thước AB treo vào hai lò xo, các quả nặng có khối lượng như nhau và đặt ra vấn đề : Làm thế nào để có được hai lực song song cùng chiều tác dụng lên vật và tìm hợp lực của hai lực đó?

HS: Thảo luận nhóm

- Các nhóm có thể nghĩ đến nhiều phương án: Treo hai chùm quả nặng; dùng hai lực kế đặt song song cùng kéo thước … và sau đó bỏ một chùm quả nặng tăng dần số quả nặng sao cho vật bị biến dạng như khi treo hai chùm quả nặng (bỏ một lực kế, dùng lực kế còn lại tác dụng lực và di chuyển sao cho vật bị biến dạng như khi chịu tác dụng đồng thời hai lực kế).

GV: Tiến hành thí nghiệm và yêu cầu HS quan sát.

Treo một chùm 3 quả 200g và một chùm 2 quả 200g tại vị trí 10cm và 15cm. Sau đó dùng thanh CD đánh dấu vị trí của thước.

- Bây giờ bỏ hai chùm quả cân ra và treo vào đó một quả 200g, dịch chuyển dọc theo thước các em cho biết lực tác dụng của quả cân này có là hợp lực không? Tại sao? HS: Quan sát thí nghiệm và trả lời theo các câu hỏi gợi ý của GV.

HS: Không vì không có vị trí nào của quả cân gây biến dạng giống hai chùm quả cân tác dụng đồng thời.

- Bây giờ cô tăng số quả cân lên 3 quả các em có nhận xét gì?

HS: Không có vị trí nào của chùm ba quả cân gây biến dạng giống như hai chùm quả cân tác dụng đồng thời.

- Cô giáo sẽ tăng số quả cân đúng bằng tổng số quả cân của hai chùm và dịch chuyển các em có nhận xét gì?

HS: Có một vị trí lực gây biến dạng giống hệt hai lực song song cùng chiều tác dụng đồng thời.

GV: Vậy hợp lực của hai lực song song cùng chiều là gì?

GV: Các em hãy tìm xem độ lớn của hai lực thành phần và các đoạn I1=OO1, I2=OO2

có mối liên hệ nào không?

Các em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa l1, l2, và d1, d2 lần lượt là khoảng cách từ giá của Pur1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

, urP2

tới giá của Pur

HS: Thảo luận theo nhóm và cử nhóm trưởng trả lời.

GV: Lắng nghe phương án trả lời của các nhóm và tổng kết, hợp thức hóa kiến thức cho các em.

GV đặt ra vấn đề tiếp theo:

Từ quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều. Em hãy nêu đặc điểm của hệ ba lực cân bằng?

HS: Thảo luận trả lời

Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực cân bằng với lực thứ ba.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lý 10 trung học phổ thông ban cơ bản (Trang 61 - 64)