8. Dự kiến cấu trúc luận văn
1.3.3. Qui trình tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học với sự hỗ trợ của MVT
Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm là tập hợp các giai đoạn, các bước để thực hiện hoạt động dạy của giáo viên và học của học sinh, từ khi bắt đầu đến khi kết thúc hoạt động của họ. Dạy học theo nhóm có thể sử dụng ở nhiều thời điểm khác nhau của tiết học, có thể là một phần của tiết học, có thể cả tiết học hoặc trong vài ba tiết học và sự hỗ trợ của MVT là rất cần thiết trong các bước của tiến trình dạy học.
Căn cứ vào các bước tổ chức dạy học nhóm. Căn cứ vào vai trò của máy vi tính trong việc hỗ trợ dạy học nhóm. Chúng tôi đề xuất quy trình tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của MVT như sau:
Học sinh làm việc theo nhóm, giáo viên quan sát hoạt động của các nhóm và giúp đỡ khi cần thiết.
VẤN ĐỀ XUẤT PHÁT CẦN TÌM HIỂU, NGHIÊN CỨU
GV giao nhiệm vụ chung cho cả lớp, rồi lần lượt đưa ra các gợi ý dưới dạng các hình ảnh sinh động, hoặc các mô hình,… dưới sự hỗ trợ của MVT. Thảo luận, tổng kết trước lớp.
+ Thảo luận để xác định vấn đề cần nghiên cứu
+ Phân chia nhóm, đề cử nhóm trưởng, phân công địa điểm làm việc cho từng nhóm.
+ Xác định rõ nhiệm vụ và tiến trình hoạt động của mỗi nhóm.
+ Nhóm trưởng nêu lại nhiệm vụ của nhóm và phân công cho từng thành viên trong nhóm.
+ Các cá nhân thực hiện nhiệm vụ được phân công. + Trao đổi thảo luận trong nhóm.
+ Thống nhất, ghi nhận kết quả hoạt động của nhóm và cử người báo cáo kết quả.
+ Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
+ GV hướng dẫn thảo luận vấn đề, nhận xét bổ sung chỉnh lý và đưa ra kết luận cuối cùng. GV minh họa các hình ảnh, các thí nghiệm, hoặc các ứng dụng của bài học đó trực tiếp trên MVT và hướng dẫn HS quan sát.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương này chúng tôi trình bày cơ sở tâm lí học và cơ sở lí luận dạy học trong đó đặc biệt chú ý tới hình thức tổ chức hoạt động nhóm dưới sự hỗ trợ của MVT.
Hoạt động nhóm là một trong những hình thức cộng tác làm việc giữa các thành viên trong nhóm, để cùng nhau giải quyết một số vấn đề nào đó, từ đó tìm ra được hướng giải quyết các vấn đề đã nêu dưới sự định hướng của GV.
Hoạt động nhóm cần phải tuân theo quy trình các bước cụ thể, GV là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, trọng tài, cố vấn, kết luận kiểm tra; HS hợp tác với bạn bè để tự nghiên cứu, tìm ra vấn đề. Để giải quyết nhiệm vụ đề ra của luận văn chúng tôi chú trọng những vấn đề sau:
- Thiết lập sơ đồ biểu đạt logic của tiến trình nhận thức khoa học đối với tri thức cần dạy đáp ứng được đòi hỏi phương pháp luận của tiến trình khoa học xây dựng tri thức.
- Để phát huy vai trò của học sinh trong việc tự chủ xây dựng kiến thức, đồng thời cho họ làm quen với việc xây dựng bảo vệ cái mới trong nghiên cứu khoa học thì có thể tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tổ chức hoạt động nhóm.
Việc sử dụng MVT làm tăng tính trực quan sinh động của giờ học. Sử dụng MVT đúng cách và hợp lí sẽ tiết kiệm được quỹ thời gian ngắn trong tiết học. Đồng thời việc sử dụng những thí nghiệm mô phỏng, thí nghiệm ảo sẽ làm giảm chi phí tốn kém, an toàn với những thí nghiệm nguy hiểm mà lại giúp HS có cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Những vấn đề này sẽ được chúng tôi vận dụng khi thiết kế phương án dạy học hai bài “Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song” và bài “Quy tắc hợp lực song song cùng chiều” trong chương 2.
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG