8. Dự kiến cấu trúc luận văn
3.4.2. Diễn biến của tiết dạy thực nghiệm bài “Quy tắc hợp lực song song cùng chiều”
chiều”
GV cho HS xem video dẫn dắt vào bài, HS rất hứng thú, hào hứng xây dựng bài.
Câu hỏi 1 trong phiếu học tập 4:
Sau khi đưa ra vật thí nghiệm (gồm thước và hai lò xo) yêu cầu HS đề xuất phương án tạo hai lực song song cùng chiều tác dụng lên vật và phương án tìm hợp lực của hai lực đó?
Nhóm I, II: Ý kiến như SGK treo hai chùm quả nặng vào thước, tìm vị trí treo tất cả các quả cân của hai chùm để có độ biến dạng như cũ.
Nhóm III: đề xuất dùng hai chùm quả nặng treo vào thước; bỏ hai chùm quả nặng dùng lực kế kéo và điều chỉnh sao cho lò xo bị giãn đúng như cũ.
Nhóm IV: đề xuất treo hai chùm quả nặng vào thước; bỏ hai chùm quả nặng treo vào thước một quả nặng sau đó tăng dần số quả cân và dịch chuyển trên thước cho tới khi hai lò xo có độ biến dạng như cũ.
Nhóm V: Dùng hai lực kế đặt song song kéo thước để lò xo biến dạng; bỏ một lực kế dùng lực kế còn lại kéo thước và dịch chuyển sao cho thước bị biến dạng như cũ.
Câu hỏi 2 trong phiếu học tập 4:
+ GV tiến hành làm thí nghiệm theo phương án của nhóm IV sau đó yêu cầu các nhóm quan sát và nhận xét đặc điếm giá, hướng, độ lớn của hợp lực?
Nhóm I, III, V: Giá của hợp lực nằm trong cùng một mặt phẳng và chia khoảng cách giữa hai điểm đặt của hai lực thành hai đoạn tỷ lệ nghịch với độ lớn của chúng.
Cùng hướng với hai lực thành phần.
Có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần.
Nhóm II, IV: Giá của hợp lực nằm trong cùng mặt phẳng và chia trong khoảng
giữa hai giá của hai lực thành những đoạn tỷ lệ nghịch với độ lớn của chúng 1 2 2 1
F d
F = d Hợp lực cùng hướng với hai lực thành phần.
Có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần F = F1 + F2