8. Dự kiến cấu trúc luận văn
1.2.5. Ưu và nhược điểm của dạy học nhóm
1.2.5.1. Ưu điểm
- Học hợp tác được coi là hình thức dạy học vô cùng hiệu quả với nhiều mục đích nội dung dạy học khác nhau và nhiều đối tượng tính cách khác nhau.
- Học hợp tác dành thời gian cho HS được hoạt động giải quyết vấn đề học tập, đưa HS vào thế chủ động tìm tòi kiến thức.
- Hình thức dạy học hợp tác có tác động tích cực đến động cơ, sự nhận thức và cả phương pháp học tập.
- Học hợp tác phát huy cao độ năng lực học tập cá nhân, kết hợp với sự hợp tác trong nhóm để giải quyết vấn đề tạo không khí học tập sôi nổi, bình đẳng, gắn bó.
- Học sinh được thảo luận, tranh luận, phát biểu bình đẳng, thể hiện sự hiểu biết của mình và học được nhiều kiến thức từ bạn học.
- Phát triển kĩ năng hợp tác làm việc và năng lực xã hội cho HS. - Giúp GV có cơ hội tận dụng những ý kiến kinh nghiệm của HS.
Như vậy học hợp tác có chiến lược dạy học mạnh mẽ và linh hoạt, có những nét đặc trưng cơ bản của dạy học hiện đại làm cho HS thích ứng với xã hội phát triển. Đó là mỗi người sống và làm việc theo sự phân công hợp tác của tập thể cộng đồng.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hướng dẫn HS tự nghiên
cứu Cả nhóm tự nghiên cứu
Tổ chức thảo luận nhóm Hợp tác với bạn trong nhóm
Tổ chức thảo luận lớp Hợp tác với bạn trong lớp
1.2.5.2. Nhược điểm
Tổ chức hoạt động học hợp tác không chặt chẽ sẽ có những nhược điểm sau đây.
- Có một số thành viên ỷ lại không làm việc.
- Có thể đi chệch hướng thảo luận do tác động của một vài cá nhân.
- Có một số HS khá giỏi quyết định quá trình, kết quả thảo luận nhóm nên chưa đề cao được sự tương tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng thành viên trong nhóm.
- Nếu lấy kết quả thảo luận chung của nhóm làm kết quả học tập cho từng cá nhân thì chưa công bằng và chưa đánh giá được sự nỗ lực của từng cá nhân. - Sự áp dụng cứng nhắc và quá thường xuyên của GV sẽ gây nhàm chán và giảm
hiệu quả.