Hệ thống tư liệu chương cân bằng và chuyển động của vật rắn

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lý 10 trung học phổ thông ban cơ bản (Trang 50 - 56)

8. Dự kiến cấu trúc luận văn

2.3.3. Hệ thống tư liệu chương cân bằng và chuyển động của vật rắn

Các thí nghiệm thực Bước 1

Bước 2

Bước 3

Lựa chọn đơn vị kiến thức tổ chức DH nhóm.

Xây dựng hệ thống tư liệu hỗ trợ trong việc tìm kiếm tri thức mới.

Lựa chọn tư liệu phù hợp trong hệ thống tư liệu vào DH từng đơn vị kiến thức cụ thể Hệ thống tư liệu gồm: - Hình ảnh - Video clip - Thí nghiệm thực. - Thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng.

Hình 2.1: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của 2 lực

Hình 2.2 Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song

Hình 2.3 Thí nghiệm tổng hợp hai lực song song cùng chiều

Thí nghiệm 1: Gồm các dụng cụ sau: Một tấm bìa cứng và nhẹ có ba lỗ nhỏ thẳng hằng A,B,C móc vào A và B hai sợi dây nối với hai lực kế.

Thí nghiệm 1a: Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực

Thí nghiệm 1b: Tác dụng của một lực không thay đổi khi trượt vectơ lực dọc theo giá của nó.

Thí nghiệm 2: Gồm một vật phẳng mỏng có trọng lượng là P trọng tâm G, hai lực kế cho biết độ lớn của hai lực căng và hai dây cho biết giá của hai lực căng đó, một cái bảng để cụ thể hóa phương, chiều và độ lớn của ba lực.

Thí nghiệm 3: Gồm một giá treo, hai lò xo, một dây cao su, một thước dài 40 cm có độ chia nhỏ nhất 1 mm, trên thước có hai điểm treo các qủa cân cố định và một điểm treo ở giữa có thể di chuyển dọc theo thước, một hộp các quả cân có khối lượng bằng nhau.

Các TN ảo, TN mô phỏng:

- Thí nghiệm vật chịu tác dụng của hai lực, ba lực nằm cân bằng (trong CD kèm theo).

Thí nghiệm 4: Cân bằng của vật chịu tác dụng của hai lực

T hí nghiệm 5: Cân bằng của vật chịu tác dụng

của ba lực không song song

- Cân bằng của vật chịu tác dụng của hai lực song song cùng chiều (Trong CD kèm theo)

Thí nghiệm 6: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều

- Các trạng thái cân bằng, mặt chân đế, mức vững vàng của cân bằng

Thí nghiệm 7.1: Cân bằng của vật có trục quay cố định.

Thí nghiệm 7.2: Tác dụng của một lực không thay đổi khi trượt vectơ lực dọc theo giá của nó.

- Chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến (trong CD kèm theo).

Các ảnh chụp, tranh vẽ: Ảnh cầu Mỹ Thuận trên sông Tiền Giang, các tảng đá, các tiết mục xiếc thăng bằng. (trong CD kèm theo)

Các phiếu học tập (PHT):

PHIẾU HỌC TẬP 1 Câu 1: Vật rắn là gì? Giá của lực là gì?

... ... ... Câu2: Có những phương án thí nghiệm nào để tạo ra hai lực cân bằng cùng tác dụng

vào một vật rắn?

... ... ... Câu 3: Cho bộ dụng cụ thí nghiệm gồm: một tấm bìa cứng và nhẹ có ba lỗ nhỏ thẳng hàng, hai sợi dây nối và hai lực kế. Em hãy đưa ra phương án thí nghiệm tạo ra hai lực cân bằng?

... ... ... Câu 4: Tác dụng của một lực có thay đổi không khi trượt vectơ lực dọc theo giá của nó? (Thí nghiệm kiểm chứng)

... Câu 5: Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực là gì?

... ...

PHIẾU HỌC TẬP 2

Câu 1: Trọng tâm của vật rắn là gì? Em hãy nêu đặc điểm của trọng lực tác dụng lên vật rắn?

... ... Câu 2: Em hãy nêu phương án xác định trọng tâm của một cái thước kẻ?

... ... Câu 3: Em hãy nêu phương án xác định trọng tâm của một tấm bìa phẳng, mỏng? ... ... Câu 4: Cho dụng cụ gồm: một tấm bìa, bút lông, thước kẻ và dây treo. Em hãy đưa ra phương án xác định trọng tâm của tấm bìa?

... ... Câu 5: Quan sát hình ảnh trên MVT. Em hãy nêu cách xác định trọng tâm của vật phẳng, mỏng bằng phương pháp thực nghiệm?

... ... ...

PHIẾU HỌC TẬP 3

Câu 1: Thế nào là hai lực đồng quy? Em hãy nêu phương pháp tìm hợp lực của hai lực

1, 2 F F ur uur có giá đồng quy. ... ... Câu 2: Cho dụng cụ gồm một vật phẳng, mỏng có trọng lượng là P, trọng tâm G, hai lực kế và dây rọi. Em hãy thiết kế phương án thí nghiệm tạo ra ba lực cân bằng?

... ... ... Câu 3: Hãy quan sát thí nghiệm và cho biết tác dụng của hai lực kế cho biết điều gì? ... ... Câu 4: Em có nhận xét gì về giá của ba lực này?

... Câu 5: Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là gì?

... ... Phiếu học tập 4 (Phụ lục 2)

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lý 10 trung học phổ thông ban cơ bản (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w