Một số kỹ thuật dạy học tăng cường tương tác nhóm

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lý 10 trung học phổ thông ban cơ bản (Trang 29 - 32)

8. Dự kiến cấu trúc luận văn

1.2.6.Một số kỹ thuật dạy học tăng cường tương tác nhóm

1.2.6.1. Thiết kế nội dung dạy học mang tính tương tác

Tường minh kế hoạch bài học trước khi bước vào tổ chức hoạt động trên lớp như: mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ, các phương tiện cần thiết…bằng cách in ra giấy phát cho HS vào đầu giờ học hay khi kết thúc giờ học hôm trước. Điều này giúp chủ thể học định hướng, lên kế hoạch chuẩn bị mọi mặt sẳn sàng tham gia tích cực, chủ động vào quá trình học tập.

Trên cơ sở mục tiêu bài học, giáo viên xác định tri thức cần hình thành, tri thức có liên quan, tri thức thực tiễn, bài tập tình huống…đảm bảo phù hợp với nhu cầu nhận thức của HS, điều kiện học tập thực tế, tính thời sự, tính thực tiễn, tính thiết thực. Để nội dung học tập trở thành đối tượng hoạt động học tập của HS, giáo viên cần dẫn dắt HS tiếp cận nội dung học tập một cách tự nhiên. Thông qua các tình huống, câu hỏi, bài tập nhằm gây hứng thú, hấp dẫn, lôi cuốn HS khám phá, tìm tòi.

Khi xây dựng các câu hỏi, tình huống dạy học, bài tập giáo viên dựa trên cơ sở các nguyên tắc sau:

- Hạn chế các câu hỏi mang tính chất tái hiện kiến thức, tăng các câu hỏi phát huy khả năng tư duy sáng tạo của HS. Có thể là dạng câu hỏi như: tại sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu…? Thử giải thích cho điều đó? Bạn có ý kiến gì về vấn đề này?...

- Câu hỏi, tình huống, bài tập đặt ra tại thời điểm thích hợp trong giờ học, tức là nằm trong lôgic bài dạy và lôgic nhận thức của HS trong giờ học.

- Nội dung câu hỏi, tình huống, bài tập phải đảm bảo tính vừa sức, tính bình đẳng, tính rõ ràng, gọn gàng, sáng sủa và cách diễn đạt tránh gây hiểu lầm, hiểu sai.

- Có nhiều dạng câu hỏi, tình huống, bài tập đa dạng trong cùng một nội dung học tập (câu hỏi chính, câu hỏi phụ, câu hỏi đóng, câu hỏi mở…).

1.2.6.2. Xây dựng sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực

Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong hợp tác nhóm là sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên. Để tạo ra được sự phụ thuộc tích cực này, giáo viên có thể dựa vào những căn cứ sau:

- Xuất phát từ mục tiêu chung cho cả nhóm, dựa vào những năng lực khác nhau của mỗi em để giao nhiệm vụ cho mỗi thành viên. Làm cho các thành viên có trách nhiệm đối với thành công chung của nhóm. Xem thành công của nhóm chính là thành công của bản thân mình.

- Xây dựng sự phụ thuộc bằng cách đưa ra các tiêu chí đánh giá và phần thưởng.

+ Đánh giá bằng điểm số: giáo viên cho điểm của cả nhóm bằng cách cộng điểm của tất cả các thành viên trong nhóm, hoặc điểm trình bày của một thành viên bất kì trong nhóm. Cộng điểm thưởng vào bài cho HS khi nhóm nào có sự phối hợp tốt.

+ Đánh giá bằng sản phẩm: chọn ngẫu nhiên một bài làm của một thành viên trong nhóm để đánh giá kết quả của nhóm. Làm như vậy các thành viên trong nhóm có trách nhiệm đọc bài và sửa bài cho nhau.

+ Tổ chức thi đua giữa các nhóm trong lớp và đưa ra tiêu chí cho điểm những nhóm nào hoàn thành nhanh và tốt nhiệm vụ được giao, đưa ra lời khen trước lớp.

2.2.6.3. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng hợp tác

Phương pháp dạy học nhóm còn mới mẻ đối với hầu hết HS. Vì vậy, để tổ chức hoạt động nhóm được hiệu quả GV cần hướng dẫn, rèn luyện cho HS những kỹ năng cơ bản sau:

• Rèn luyện cho học sinh hoạt động nhóm theo quy trình GIPO

Quy trình GIPO là quy trình hoạt động tìm tòi, nghiên cứu giải quyết vấn đề theo 4 khâu sau:

+ Mục đích hoạt động: Cần xác định rõ ràng cụ thể cần giải quyết vấn đề gì? Tìm câu trả lời cho câu hỏi nào?

+ Đầu vào: Đã có những thứ gì: về kiến thức, về công cụ thiết bị, điều kiện làm việc?

+ Tiến trình giải quyết vấn đề: Cần thu thập thông tin gì? Xử lý như thế nào? Dự đoán gì? Cần tổ chức kiểm tra bằng thí nghiệm thế nào?

+ Đầu ra: Kết luận cần đạt đến, trả lời câu hỏi nêu ra ở khâu 1 như thế nào? • Kỹ năng thu thập thông tin:

Thông tin qua việc tự làm thí nghiệm hoặc việc quan sát các hiện tượng trong tự nhiên, các mô hình, biểu bảng hay đọc tài liệu giáo khoa… học sinh thu thập những thông tin cần thiết cho việc giải quyết vấn đề học tập của mình.

Để thu thập đúng và đủ các thông tin cần thiết, học sinh cần bám sát mục tiêu hoạt động học tập. Mục tiêu này do học sinh tự xác định dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trong một vài trường hợp có thể giáo viên nêu lên mục tiêu.

• Kỹ năng xử lý thông tin

Đây là hoạt động đòi hỏi tư duy cao. Học sinh cần được hướng dẫn lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch xử lý thông tin thu thập được để rút ra kết luận cần thiết.

Hoạt động này thường được tiến hành dưới các hình thức: + Thiết kế một phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.

+ Sử dụng biểu bảng, đồ thị, công thức toán để xử lí các số liệu thu thập được từ làm thí nghiệm.

+ Tiến hành các thao tác tư duy: Phân tích, so sánh, tổng hợp, quy nạp, suy diễn… từ việc xử lý các thông tin thu được để rút ra kết luận.

- Kỹ năng truyền đạt thông tin: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi hoạt động nhóm, mỗi học sinh sẽ thông báo thông tin, kết quả xử lý thông tin của cá nhân hay nhóm và nhận xét đánh giá ý kiến của bạn … Họat động này không những góp phần vào phát triển ngôn ngữ học sinh mà còn giúp các em rèn luyện các phẩm chất cần thiết để hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng.

Trong hoạt đông nhóm, các kỹ năng vận dụng kiến thức khái niệm, định luật để mô tả giải thích các hiện tượng vật lý thường gặp trong tự nhiên hoặc trong kỹ thuật cũng như để giải các bài toán vật lý của mỗi cá nhân là cần thiết.

- Kỹ năng giao tiếp trong nhóm:

Khi hình thành nhóm thì mỗi thành viên trong nhóm cần di chuyển vào nhóm nhanh chóng, không gây tiếng ồn, tham gia hoạt động ngay sau khi ngồi vào chỗ, nói đủ nghe không làm ảnh hưởng đến các nhóm khác.

Khi giao tiếp mỗi thành viên trong nhóm không được làm việc riêng, thảo luận và tranh luận có tổ chức, không tranh giành, biết truyền đạt rõ ràng, chính xác ý kiến cá nhân, biết lắng nghe, biết thống nhất ý kiến.

Kỹ năng này biểu hiện như sau: Bày tỏ sự ủng hộ, yêu cầu cần giúp đỡ hay giải thích khi cần thiết, sẵn sàng giải thích hay làm rõ thêm, tôn trọng ý kiến người khác, trân trọng thành quả của nhóm, tạo không khí làm việc hào hứng trong nhóm.

- Kỹ năng giải quyết bất đồng:

Kỹ năng này biểu hiện như sau: Biết kiềm chế bực tức, xử lý bất đồng trong nhóm hợp lý, tế nhị, phê bình, bình luận ý kiến chứ không bình luận cá nhân, phản đối một cách nhẹ nhàng, không chỉ trích.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lý 10 trung học phổ thông ban cơ bản (Trang 29 - 32)