Thành lập nhóm học tập

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lý 10 trung học phổ thông ban cơ bản (Trang 57 - 61)

8. Dự kiến cấu trúc luận văn

2.4.2. Thành lập nhóm học tập

Việc phân chia nhóm học tập phụ thuộc vào những yếu tố như: mục tiêu, nhiệm vụ bài dạy học cụ thể, điều kiện tiến hành giờ học, các kĩ năng làm việc nhóm của HS. Điều quan trọng khi thiết kế quy mô nhóm là nhóm phải huy động được sự tham gia của mọi thành viên vào việc giải quyết nhiệm vụ nhóm và phải tạo ra sự tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm.

v Mục tiêu để trả lời được câu hỏi định hướng của bài:

- Điều kiện để một vật chịu tác dụng của hai lực nằm cân bằng là gì?

- Làm thế nào để xác định được trọng tâm của vật phẳng mỏng chỉ bằng thực nghiệm với dụng cụ (bút lông, thước kẻ, dây treo)?

- Muốn tìm hợp lực của hai lực có giá đồng quy, cùng tác dụng vào một vật ta làm như thế nào?

- Điều kiện để một vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song nằm cân bằng là gì?

v Để đạt được các mục tiêu trên. GV chia lớp thành 5 nhóm nhỏ, phát phiếu học tập cho các nhóm rồi kết hợp với sự hỗ trợ của MVT đưa ra các hình ảnh để HS quan sát. Sau đó, đặt ra vấn đề tình huống, yêu cầu các nhóm thảo luận giải quyết các vấn đề tình huống, hoàn thành phiếu học tập rồi cử nhóm trưởng đại diện trả lời câu hỏi của GV.

Tình huống 1: Từ một tấm bìa cứng và nhẹ, hai ốc vít có thể đính vào tấm bìa

và dây rọi. Em hãy đưa ra phương án thí nghiệm tìm điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của hai lực?

Tình huống 2: Chỉ dùng tấm bìa, bút lông, thước kẻ và dây treo làm thế nào để

xác định được trọng tâm của vật phẳng mỏng?

- Tình huống 3: Dùng hai lực kế, 1 bảng sắt, 1 vật phẳng mỏng. Hãy đưa ra

phương án tìm điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song? Muốn tìm hợp lực của hai lực có giá đồng quy, cùng tác dụng vào một vật ta làm như thế nào?

Bài 18: Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momment lực v Mục tiêu để trả lời được các câu hỏi định hướng của bài:

- Moment lực đối với trục quay là gì? Cánh tay đòn của lực là gì?

- Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định (hay quy tắc moment lực) là gì?

v Để đạt được các mục tiêu trên. GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ và yêu cầu các nhóm giải quyết các tình huống sau:

Tình huống 1: Cho một đĩa tròn có trục quay đi qua tâm O, trên mặt đĩa có

những lỗ dùng để treo các quả cân và dây rọi. Em hãy thiết kế phương án thí nghiệm tìm điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định?

Tình huống 2: Quan sát một người dùng búa để nhổ một chiếc đinh, dùng xà

beng để bẩy một hòn đá nặng, dùng cân thăng bằng,...thì dựa vào quy tắc nào? Bài 19: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều

v Mục tiêu trả lời được các câu hỏi:

- Ta đã biết quy tắc hợp lực củac hai lực có giá đồng quy cùng tác dụng vào một vật. Vậy hợp lực của hai lực song song cùng chiều tuân theo quy tắc nào?

- Điều kiện để một vật chịu tác dụng của các lực song song nằm cân bằng là gì?

- Trọng tâm của vật là gì? Trọng tâm của vật có bao giờ rơi ra ngoài phần vật chất của vật không?

v Để đạt được các mục tiêu trên. GV chia lớp thành 5 nhóm nhỏ và yêu cầu các nhóm giải quyết tình huống sau:

- GV đưa ra vật gồm thước AB treo vào hai lò xo, các quả nặng có khối lượng như nhau và đưa ra vấn đề là:

Vấn đề 1: Làm thế nào để có được hai lực song song cùng chiều tác dụng lên vật và tìm hợp lực của hai lực đó?

- Các nhóm có thể nghĩ đến nhiều phương án: Treo hai chùm quả nặng; dùng hai lực kế đặt song song cùng kéo thước … và sau đó bỏ một chùm quả nặng tăng dần số quả nặng sao cho vật bị biến dạng như khi treo hai chùm quả nặng (bỏ một lực kế, dùng lực kế còn lại tác dụng lực và di chuyển sao cho vật bị biến dạng như khi chịu tác dụng đồng thời hai lực kế).

Kết quả là khi treo chùm quả nặng có trọng lượng bằng tổng trọng lượng của hai chùm quả nặng thì tìm được một vị trí của thước bị biến dạng như vị trí đã đánh dấu. Từ đó có nhận xét về độ lớn, hướng của lực tổng hợp.

Cũng từ đó có thể vẽ giá của các lực, tìm được mối quan hệ giữa độ lớn của hai lực

thành phần và các đoạn OO1, OO2: 1 2 2 1

P d

Vấn đề 2: làm thế nào để tìm được hợp lực của nhiều lực song song cùng chiều tác dụng lên vật?

- Từ kiến thức vừa xây dựng là quy tắc hợp lực song song cùng chiều HS dễ nhận thấy lực tổng hợp có cùng hướng với các lực thành phần và độ lớn bằng tổng độ lớn của các lực thành phần.

Bài 20: Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế. v Mục tiêu trả lời được các câu hỏi định hướng sau:

- Tại sao ô tô chất trên nóc nhiều hàng nặng dễ bị lật đổ ở chỗ đường nghiêng? - Tại sao không lật đổ được con lật đật?

- Có mấy dạng cân bằng? Đặc điểm của các dạng cân bằng đó là gì? - Tại sao khi xây nhà người ta phải xây móng to hơn nhà?

- Mặt chân đế là gì? Điều kiện để một vật có mặt chân đế nằm cân bằng là gì? - Tại sao các nghệ sĩ xiếc dây thường sử dụng thêm sào hoặc các vật dụng khác

khi thăng bằng trên dây?

- Tại sao chiếc đèn bàn có đế rất nặng. Xe cần cẩu có cabin rất nặng? Ô tô đua lại có cấu tạo rất thấp?

- Mức vững vàng của cân bằng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

v Để đạt được các mục tiêu trên. GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 thành viên. GV dùng sự hỗ trợ của MVT đưa ra các hình ảnh cho HS quan sát, các câu hỏi gợi ý để HS thảo luận trả lời.

Bài 21: Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định.

v Mục tiêu trả lời được các câu hỏi định hướng sau:

- Chuyển động tịnh tiến là gì? Có mấy loại chuyển động tịnh tiến? - Khi khảo sát chuyển động tịnh tiến của vật rắn ta làm như thế nào? - Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định có đặc điểm gì? - Moment lực có tác dụng gì đối với vật rắn quay quanh một trục cố định?

- Đại lượng nào đặc trưng cho mức quán tính của vật rắn trong chuyển động quay? Đại lượng này phụ thuộc vào những yếu tố nào?

v Để đạt được các mục tiêu trên. GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ và yêu cầu các nhóm giải quyết tình huống sau:

- Tình huống: Cho một ròng rọc, một sợi dây không dãn khối lượng không đáng kể và các quả nặng. Yêu cầu các nhóm đưa ra phương án thí nghiệm và trả lời câu hỏi: Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định có đặc điểm gì? Đại lượng nào đặc trưng cho mức quán tính của vật rắn trong chuyển động quay? Đại lượng này phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học chương cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lý 10 trung học phổ thông ban cơ bản (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w