Chuẩn bị lễ hội.

Một phần của tài liệu lễ hội chùa đọi trong đời sống của cư dân trong vùng (Trang 38 - 40)

Chùa Đọi là trung tâm hoạt động văn hoá tâm linh của cả vùng xứ Nam chứ không riêng của nhân dân Đọi Sơn. Mặc dù xã Đọi Sơn có 2 ngôi chùa nhưng cơ sở tâm linh thờ Phật của nhân dân trong vùng chủ yếu là tại ngôi chùa trên núi Đọi (còn gọi là chùa Thượng). Do vậy, hàng năm gần đến tháng 3 âm lịch, nhân dân cả 6 làng thuộc xã Đọi Sơn nô nức chuẩn bị lễ hội.

Từ lâu chùa và lễ hội chùa Long Đọi Sơn không chỉ là lễ hội của nhân dân Đọi Sơn mà nó đã vượt khỏi không gian đó trở thành một lễ hội vùng và là một lễ hội lớn của đất nước. Với vai trò, vị trí và quy mô của ngôi chùa và lễ hội truyền thống nơi đây, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở VH-TT tỉnh Hà Nam, phòng Văn hoá-Thể thao huyện Duy Tiên đã kết hợp với UBND xã Đọi Sơn và nhân dân trong vùng chuẩn bị tổ chức lễ hội chùa Đọi một cách cẩn thận và chu đáo với quy mô phù hợp với vị thế của nó. Đó không chỉ đơn thuần là lòng thành kính của nhân dân dâng lên thần linh cầu mong được sự che chở trong cuộc sống mà còn là nơi thể hiện “bộ mặt” của người dân nơi đây trước đông đảo nhân dân khắp nơi về đây lễ Phật, thể hiện thịnh tình chu đáo và lòng mến khách của người Đọi Sơn. Đó cũng là phẩm chất cao quý trong truyền thống văn hoá của người dân nơi đây.

Để lễ hội diễn ra một cách thuận lợi và tốt đẹp thể hiện bản sắc văn hoá của con người nơi đây, các cấp chính quyền, các ban, ngành cùng nhân dân trong vùng đã xây dựng kế hoạch và chương trình lễ hội từ 2-3 tháng trước đó.

Phòng Văn hoá-Thể thao huyện Duy Tiên kết hợp với Ban tuyên giáo Huyện uỷ đề ra kể hoạch tổ chức lễ hội và xã Đọi Sơn là nơi triển khai kế hoạch đó. UBND xã đã cùng nhà chùa (trụ trì chùa hiện nay là Đại đức Thích Thanh Vũ) có lời mời tới các đội rồng, đội trống, đội sư tử, đội bát âm, đội kiệu, đội dâng hương, đội tế nam quan và nữ quan của 6 thôn Đọi trong xã cùng nhân dân tổ chức buổi rước từ sân uỷ ban xã lên chùa làm lễ dâng hương khai hội diễn ra vào sáng 19-3 âm lịch tại sân Tam Bảo.

Gần đến ngày lễ hội không khí ở Đọi Sơn bỗng bận rộn tấp nập hẳn lên. Tại UBND xã các đồng chí cán bộ xã đang hoàn thành nốt công tác chuẩn bị mọi mặt cho lễ hội như: công tác an ninh trật tự, treo băng dôn, khẩu hiệu chào mừng trên những ngả đường du khách thập phương về dự lễ hội; quy hoạch những khu dịch vụ phục vụ người dân về dự lễ hội sao cho đáp ứng

được nhu cầu mà không làm ảnh hưởng đến không gian linh thiêng của lễ hội; chuẩn bị nơi đón quan khách các cấp cùng tín đồ và khách thập phương về dự. Còn tại sân đình làng của các thôn các đội rồng, đội trống, đội tế…tổ chức những buổi luyện tập vào chiều tối nội dung của lễ dâng hương làm sao cho bài bản và đẹp nhất để khi vào lễ hội họ không còn bỡ ngỡ và thể hiện một màn lễ hội hoàn hảo trước thần linh, trước quan khách và khách thập phương về dự lễ hội.

Còn ở chùa trên núi cao-nơi mà ngày thường rất thanh tĩnh cũng có phần tấp nập. Các nhà sư, các chú tiểu, bà vãi ai nấy mỗi người một việc chuẩn bị hoàn tất công việc cho lễ hội và đón khách thập phương về đây lễ Phật vì lúc này đã có nhiều tín đồ nơi xa về lễ Phật trước hội vài ngày. Những ngày cận hội, nhà chùa nhờ các già ở các thôn Đọi và con hương đệ tử đến giúp nhà chùa chuẩn bị lễ vật dâng lên Đức Phật, dọn dẹp, cơm nước, chỗ ăn nghỉ cho các đoàn khách nơi xa về với lễ hội chùa.

Trước ngày diễn ra lễ hội, tại chùa Long Đọi Sơn không diễn ra lễ “mộc dục”(lễ tắm tượng) như một số lễ hội khác mà lễ mộc dục ở đây được tổ chức trọng thể vào ngày Phật Đản mồng 8-4. Tuy nhiên cứ một tháng hai lần nhà chùa lại làm lễ bao tượng (lau bụi). Mặc dù không làm lễ mộc dục nhưng hoạt động bao tượng vẫn được diễn ra trước ngày cận lễ hội thể hiện sự thoát tục trần ai của nhà Phật.

Sự chuẩn bị chu đáo của nhân dân và các cấp chính quyền cùng nhà chùa đã thể hiện vai trò to lớn của lễ hội này đối với người dân nơi đây và đó cũng là một yếu tố quan trọng làm nên thành công của lễ hội.

Một phần của tài liệu lễ hội chùa đọi trong đời sống của cư dân trong vùng (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w