Lễ hội chùa Đọi nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt tâm linh của cư dân trong vùng.

Một phần của tài liệu lễ hội chùa đọi trong đời sống của cư dân trong vùng (Trang 67 - 72)

của cư dân trong vùng.

Trong cuộc sống ai cũng có những ước mơ, hoài bão, khát vọng mong cuộc sống tốt đẹp hơn, công bằng hơn. Điều mong ước đó một phần được thực hiện bởi nỗ lực của bản thân từng người. Nhưng khả năng con người thì có hạn nên không thể hoàn thành được tất cả những gì mà mình mong muốn. Do vậy, nhiều khi họ bất lực và phải cầu viện đến lực lượng siêu nhiên để giúp họ có thêm động lực tiếp tục thực hiện nó trong cuộc sống.

Chùa Đọi theo tâm linh của nhân dân trong vùng thì đó là một ngôi chùa hết sức linh thiêng. Chẳng thế mà cách đây trên 1000 năm trước khi Lê

Hoàn còn là tướng lĩnh của Đinh Bộ Lĩnh trong cuộc kháng chống Tống đã bí mật dời quân từ cố đô Hoa Lư ra động Cõi Thanh Liêm ngày nay để luyện quân. Lê Hoàn thường từ động Cõi đến chùa Long Đọi Sơn để làm lễ tế trời cầu cho quốc thịnh dân an, cầu cho đại quân chiến thắng, đất nước thanh bình. Niềm tin đó đã góp phần to lớn giúp Lê Hoàn chiến thắng giặc ngoại xâm và lên ngôi hoàng đế.

Ngày nay, người đến với lễ hội Long Đọi Sơn đông đủ cả gái, trai, già, trẻ, đủ mọi thành phần xã hội. Dù thuộc bất cứ thành phần xã hội nào họ đến nơi đây với một lòng thành kính và hướng thiện. Họ gửi đến Đức Phật, Đức Thánh, Đức Mẫu những lời cầu xin phù hộ và giúp đỡ cho họ thực hiện được những ước mơ, khát vọng trong cuộc sống hay là những lời sám hối ăn năn khi một người nào đó đã trót làm những việc trái với lương tâm mình để cầu mong các bậc thần linh tha thứ và cứu độ. Trong lễ hội không thể không kể đến một lực lượng đông đảo là những học sinh-sinh viên chủ nhân trong xã hội tương lai. Do vậy lễ hội truyền thống chùa Long Đọi Sơn không phải là một hoạt động lạc hậu không hợp thời mà là một nhu cầu sinh hoạt tâm linh thiết yếu của con người trong xã hội.

Tham dự lễ hội chùa Đọi, chúng tôi nhận thấy rằng lễ hội này cũng như bao lễ hội truyền thống khác đặc biệt là lễ hội chùa có rất đông các cụ già cao tuổi mà phần lớn là các cụ bà từ nhiều nơi về đây lễ Phật. Người Việt Nam có câu “ Đàn ông vui đình, đàn bà vui kệ vui kinh của chùa”. Điều này cũng có phần đúng. Trong những ngày diễn ra lễ hội chùa Đọi thì ngoài sự tham gia của các cụ cao tuổi địa phương còn có rất nhiều các cụ già từ nhiều vùng xung quanh như: Phủ Lý, Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định,… bằng nhiều phương tiện khác nhau về đây với lễ hội chùa Đọi. Nhiều cụ tuổi cao sức yếu rất khó khăn trong việc leo núi cao để lên lễ chùa nhưng các cụ cũng cố gắng lên chùa bằng được dưới cái nắng chớm hè và dòng người đi lại chen chúc. Vậy điều gì làm cho các cụ cố gắng như vậy? Một vấn đề nữa được đặt ra là

những người thực tâm đi lễ chủ yếu lại là những người cao tuổi. Đây là những người đã từng trải qua một chặng đường đời với rất nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống nhưng họ cũng là những người có niềm tin mạnh mẽ vào thần thánh và sự linh thiêng của Đức Phật. Điều đó chúng ta không thể khẳng định rằng thần thánh có thật trong cuộc sống mà chỉ có thể giải thích bằng niềm tin tôn giáo mà thôi. Có ý kiến cho rằng lễ hội và đền, chùa thường thu hút những người cao tuổi về đây cúng lễ. Đó là những người đã trải qua trường đời và trong cuộc đời mình họ đã từng làm nhiều điều không phải nên về già sám hối đến với lễ hội cùng lễ vật cầu mong thần thánh tha thứ để tâm hồn thanh thản trước khi từ giã cõi đời. Cách giả thích này nghe không ổn. Trong những ngày khảo sát lễ hội ở Chùa Đọi chúng tôi có gặp một số cụ già lên chùa lễ Phật và cúng tiền công đức để góp phần cùng nhà chùa xây dựng và tu sửa chùa chiền. Các cụ già đó không phải lên đó để sám hối vì trong đời các cụ chưa từng làm điều gì có cảm giác tội lỗi cả mà tâm lí các cụ ở đây làm công đức nhằm lưu phúc cho con cháu của mình và cầu mong thần thánh hãy phù hộ độ trì cho con cháu với niềm tin:

Người trồng cây hạnh để chơi Ta trong cây đức để đời mai sau.

(Ca dao)

Truyền thống của người Việt là như vậy, càng về già họ càng lo cho thế hệ con cháu và họ thường đi đến các chùa chiền để cầu phúc cho con cháu mình mà ít khi cầu cúng cho bản thân mình đặc biệt là những người mẹ, người bà. Thế mới biết khi lên chùa con ngừơi không chỉ nghĩ cho riêng bản thân mình mà họ còn biết lo cho những người thân của mình và những người xung quanh, luôn mong muốn con người trong xã hội sống tốt với nhau hơn, xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống.

Cuộc sống luôn tiềm ẩn nhiều bất trắc nên con người cần đảm bảo một chỗ dựa tinh thần vững chắc để tiếp tục sống. Từ chỗ dựa tinh thần đó họ yên

tâm và say mê sáng tạo trong sản xuất. Sự nỗ lực bản thân cộng thêm phần may mắn đã đem lại thành công cho họ nhưng họ vẫn tin là có lực lượng thần linh giúp đỡ. Thế mới biết để ổn định tinh thần con người trong cuộc sống quan trọng và khó khăn như thế nào nếu không có các sinh hoạt tâm linh như lễ hội.

Lễ hội chùa Đọi là một lễ hội chùa mang đậm nghi thức của một lễ hội Phật giáo. Đến với lễ hội nơi đây không chỉ có các tín nam thiện nữ, các con hương đệ tử hay nhân dân trong vùng theo đạo tổ tiên mà còn rất nhiều người theo các tôn giáo khác. Việt Nam là một dân tộc đa tôn giáo nhưng sự phân biệt tôn giáo ở đây không rõ ràng như ở nhiều quốc gia khác mà nó có sự dung hoà với tín ngưỡng dân gian bản địa. Hà Nam là một tỉnh thuộc khu vực ĐBSH có tình hình tôn giáo khá phức tạp vì nơi đây có nhiều tôn giáo cùng tồn tại như đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành…. Mặc dù lễ hội chùa Đọi là một lễ hội của một tôn giáo nhưng thực chất đây là một lễ hội của vùng mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống, là lễ hội của tất cả nhân dân trong vùng không kể sự khác biệt giữa tôn giáo mà họ đang theo. Cô giáo Lâm Thị Hằng, 52 tuổi, là một giáo viên quê ở xã Chuyên Ngoại-Duy Tiên lấy chồng về thôn Đọi Nhì-Đọi Sơn-Duy Tiên. Là một người theo Công giáo nhưng năm nào cô cũng cùng tập thể giáo viên của trường THCS Đọi Sơn sắm một mâm lễ dâng lên Đức Phật và các bậc thánh thần mong các bậc thần linh phù hộ cho học sinh và các thầy cô giáo trong trường luôn dạy tốt, học tốt và đạt được kết quả cao. Theo cô thì dù là người theo đạo hay theo đời ai mà chẳng có những ước mơ khát vọng trong cuộc sống. Do vậy lễ hội là nơi con người ta gửi gắm những ước mơ khát vọng trong cuộc sống mà cửa Phật từ bi là nơi cứu nhân độ thế và phù hộ cho mọi người.

Lễ hội cũng là nơi làm cho con người ta tự hoàn thiện mình cho tốt đẹp hơn đặc biệt là sự hoàn thiện tâm hồn. Cửa Phật là nơi họ cầu mong sự che chở đảm bảo về mặt tâm linh và họ tin tưởng vào sự linh nghiệm đó. Giáo lí và tâm pháp nhà Phật rất ghét những hành động tội ác nên con người đến đây

cố gắng làm nhiều điều tốt đẹp cho mọi người và tự mình rèn luyện bản thân trước những cám dỗ đời thường. Tự dưng con người sống tốt với nhau hơn, đoàn kết và giúp đỡ nhau trong cuộc sống và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội con người. Theo triết lí nhân duyên nhà Phật và thuyết nhân quả thì trong cuộc sống con người gieo nhân nào thì gặt quả nấy. Điều đó có thể xảy ra đối với con cháu của họ hay cho chính bản thân họ ở “kiếp sau”. Ca dao Việt Nam có câu để dạy mọi người:

Ai ơi hãy ở cho lành

Kiếp này không được để dành kiếp sau.

Với lối suy nghĩ và niềm tin như vậy nên họ cố gắng làm những điều tốt đẹp để lấy quả thiện cho kiếp sau hay là để tích đức cho con cháu mà ít ai nghĩ rằng chính họ đang xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp cho mình và mọi người ngay trong cuộc sống hiện tại.

Cũng có nhiều người đến với lễ hội, đến với chùa Long Đọi Sơn để tìm những giây phút thanh thản trong tâm hồn hoặc là đi ngắm cảnh đẹp nơi đây. Họ tạm thời bỏ hết những vướng bận và bon chen trong cuộc sống để tìm thấy cảnh thanh tĩnh nơi của Phật, để hoà mình trong cảnh sắc thiên nhiên và cảnh chùa nơi đây rất thơ mộng:

Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá Sư cụ nằm chung với khói mây.

(Nguyễn Khuyến)

Cuộc sống thực tại của con người đôi khi không được như ý muốn và gặp nhiều rủi ro bất chợt trong khi đó con người lại luôn có khát vọng vươn lên. Họ về đây hành hương lễ Phật để gửi đến các bậc thân linh những ước mơ khát vọng đó và cầu mong, tin tưởng các lực lượng này sẽ che chở và phù hộ cho họ gặp được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống, giúp họ thực hiện những gì mà họ mơ ước. Do vậy lễ hội là nơi truyền tải thông tin giữa hai thế

giới thần linh và trần tục. Đó chính là ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội truyền thống và cũng là sự khẳng định cho sự trường tồn của lễ hội trong đời sống xã hội con người, khi mà con người vẫn còn những ước mơ khát vọng vươn lên mặc dù nó có thể có thay đổi về hình thức biểu hiện tuỳ thuộc vào sự tác động của hiện thực xã hội đối với sự tồn tại của lễ hội.

Chùa Đọi và lễ hội chùa Đọi ra đời nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt tâm linh của người dân nơi đây như một sự bảo trợ bình an cho cuộc sống của họ. Họ có niềm tin vào sự linh ứng của thần Phật, sự linh thiêng của ngôi chùa mà chính niềm tin đó đã giúp họ lấy lại thăng bằng trong cuộc sống, là động lực cho họ vươn lên để tự chính mình xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn nhưng họ vẫn nghĩ có một thế lực siêu nhiên nào đó phù hộ và giúp đỡ. Sức sống của lễ hội chùa Đọi nói riêng và lễ hội nói chung là ở chỗ nó đã tạo cho con người niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp hơn trong hiện tại và tương lại. Do vậy, lễ hội như là một nhu cầu sinh hoạt tinh thần tất yếu của cuộc sống con người

Một phần của tài liệu lễ hội chùa đọi trong đời sống của cư dân trong vùng (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w