Lễ hội chùa Đọi là biểu hiện của văn hoá truyền thống Hà Nam.

Một phần của tài liệu lễ hội chùa đọi trong đời sống của cư dân trong vùng (Trang 78 - 91)

Chùa Đọi và lễ hội chùa Đọi còn là nơi biểu hiện và lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống của người dân nơi đây. Về mặt tính chất đây là một lễ hội chùa mang đầy đủ đặc trưng nền văn minh nông nghiệp lúa nước của vùng đồng bằng sông Hồng mà Hà Nam là một vùng nội thuộc. Do vậy lễ hội chùa Đọi vừa mang những biểu hiện văn hoá truyền thống chung nhất của vùng ĐBSH vừa mang nét văn hoá riêng của cư dân vùng trũng Hà Nam. Điều đó được thể hiện rất rõ trong các đồ thờ, trong các di tích để lại và các hoạt động văn hoá trong sinh hoạt lễ hội nơi đây.

Hà Nam là một tỉnh thuộc vùng ĐBSH được bồi đắp bởi phù sa của nhiều con sông. Thiên nhiên ưu ái ban cho Hà Nam là một vùng có nhiều cảnh đẹp nhưng tạo hoá cũng khắc nghiệt đã bắt cư dân nơi đây chịu nhiều khó khăn trong cuộc sống. Là một vùng đồng bằng nhưng đây là vùng trũng nhất của ĐBBB quanh năm phải đối mặt với tình cảnh “chiêm khê mùa thối”

với nạn lụt lội liên tục hoành hành. Nhắc đến địa danh Hà Nam người ta nhớ ngay đến câu thơ của Nguyễn Khuyến:

Tiếng sóng long bong vỗ trước nhà.

(Vịnh lụt)

Đặc biệt ngày xưa khi công tác thuỷ lợi chưa đáp ứng được nhu cầu thì lũ lụt là chuyện hàng năm ở nơi đây. Có nhiều năm nước ngập trắng xoá một vùng rộng lớn và ngập đến lưng chân núi Đọi. Để tồn tại và phát triển con người nơi đây buộc phải đoàn kết nhau để chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Tuy nhiên, sức lực con người có hạn nhiều khi không đương đầu nổi với sức tàn phá khốc liệt của thiên nhiên, đời sống con người luôn bị đe doạ bất cứ lúc nào.

Sống trong môi trường tự nhiên như vậy nên vùng Hà Nam nói chung, vùng Duy Tiên nói riêng đặc biệt là chùa Đọi và khu vực xung quanh có tục thờ các vị thần sông nước bên cạnh tục thờ các vị thần nông nghiệp thể hiện tín ngưỡng cầu mùa mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt của nhân dân vùng này. Tục thờ thần nước thể hiện rõ nhất tại đền Lảnh Giang và đền Cửa Ông (Mộc Nam-Duy Tiên) thờ 3 vị đại vương vốn là 3 con rắn nước và thờ mẫu Thoải (mẫu Thuỷ) trong tín ngưỡng tứ phủ của người Việt.

Tục thờ thần nước xuất hiện phổ biến ở Đọi Sơn. Nơi đây có truyền thuyết về rồng đội núi bay lên đón chào vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long khi đi qua khu vực này bằng con đường thuỷ, nơi có chín cái giếng mà theo tâm thức dân gian đó là 9 mắt rồng thiêng hoặc cửa Hàm Rồng ở phía bắc núi nơi thờ Thánh Cao Sơn Đại Vương. Dấu vết của tục thờ thuỷ thần còn thể hiện rất rõ trong một số di vật cổ trong ngôi chùa cổ trên núi Đọi như hoa văn hình rồng ở đồ gốm trang trí hay một số tấm bia đặc biệt là tấm bia đá cổ rất lớn mang tên Sùng Thiên Diên Linh có từ thời Lý. Tấm bia đá này lấy hình rồng làm hoạ tiết trang trí chính và được nâng nên bởi 4 con rồng nước đang bơi trên sóng thuỷ ba chứ không được đội bởi những con rùa như

ta vẫn thường thấy ở nhiều nơi khác. Rồng ở đây có bốn chân vừa mang dáng dấp của con rắn vùa mang hình thù của một con cá sấu.

Theo tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước thì rồng ở đây là vị thần cai quản thuỷ cung mà nơi ngự trị chính là ở động Thuỷ Tiên Tuần Vường (ngã ba Hữu Bị-Lý Nhân). Do vậy để cầu mong mưa thuận gió hoà tránh những trận lụt lội, nhân dân Duy Tiên đã lập nhiều đền thờ và tổ chức nhiều hoạt động lễ hội để thờ những vị thuỷ thần này. Đó là lễ hội đền Lảnh Giang và lễ hội chùa Long Đọi Sơn. Lễ hội chùa Đọi là lễ hội Phật giáo nhưng tại đây có sự dung hoà với tín ngưỡng dân gian bản địa tạo nên sự đa dạng trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo trong vùng. Dấu ấn của tục thờ thuỷ thần còn in đậm trong lễ hội chùa Đọi đặc biệt là tiết mục múa rồng là một màn trình diễn không thể thiếu được trong buổi lễ dâng hương khai hội vào ngày 19-3. Múa rồng ở đây vừa có ý nghĩa diễn lại tích “rồng đội núi” vừa thể hiện ý nghĩa rước và thờ thần nước cầu mong vị thần sông này hãy phù hộ cho dân vùng này tránh được nạn đại hồng thuỷ trong mùa mưa lũ, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Đó cũng là khát vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp đặc biệt tại vùng chiêm trũng này.

Phía Bắc núi Đọi tại miệng Hàm Rồng có một ngôi đền thánh thờ Cao Sơn Đại Vương làm thành hoàng làng chung cho tất cả các làng trong xã và ngày tổ chức lễ hội vào 10,11,12-7 âm lịch với nghi lễ rước sách rất lớn và hoạt động hội diễn sôi động ở tất cả các làng trong xã. Cao Sơn Đại Vương là một vị thần núi, có người cho đó là Thánh Tản Viên nhưng cũng có truyền thuyết cho rằng ông là một vị tướng đồng thời là em họ của Thánh Tản, người có công giúp Thánh Tản đánh bại sự trả thù của Thuỷ Tinh và giúp vua Hùng đánh tan quân Thục Phán. Tại sao cư dân của một vùng đồng bằng lại thờ Cao Sơn Đại Vương-một vị thần núi làm thành hoàng làng cho nhân dân cả xã? Phải chăng đó là một tín ngưỡng thờ thần núi của cư dân Việt cổ nơi đây hay là tín ngưỡng của cư dân vùng trũng (thời gian này trùng với mùa mưa bão).

Vì cuộc sống của người dân luôn phải đối mặt với lũ lụt nên người dân nơi đây thờ ông như một vị thần giúp dân chiến đấu và chiến thắng giặc nước. Đây là một vấn đề vẫn còn chưa sáng tỏ cần được nghiên cứu thêm để hiểu về nền văn hoá cổ truyền của cư dân nơi đây. Trong lễ hội thường hay tổ chức hội đấu vật là một hoạt động truyền thống thể hiện tinh thần thượng võ của nhân dân. Trong cuộc đấu tranh dai dẳng với thiên nhiên con người nơi đây cần phải có sức khoẻ, dẻo dai thì mới chiến thắng.

Lễ hội chùa Đọi là một hoạt động văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá và đời sống tâm linh của người dân nơi đây-vùng văn hoá nông nghiệp lúa nước. Đó là một lễ hội được tổ chức vào mùa xuân khi mà vụ thu hoạch chưa đến đồng thời đây là lúc cây lúa đang sinh trưởng mạnh và bắt đầu trổ bông. Tổ chức lễ hội lúc này còn mang ý nghĩa cầu mùa, cầu thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hoà, cây lúa trổ bông và vào hạt thuận lợi. Chùa Đọi và lễ hội chùa Đọi không chỉ là địa chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tâm linh của người dân trong vùng mà còn là nơi bảo lưu được nhiều nhất những giá trị văn hoá truyền thống đặc thù của người dân nơi đây.

Tiểu kết.

Qua những tìm hiểu trên ta có thể thấy được chùa Đọi và lễ hội truyền thống chùa Long Đọi Sơn có vai trò to lớn đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân trong vùng. Nhân dân nơi đây cần cù làm ăn nhưng họ luôn phải đấu tranh với các thế lực của tự nhiên và xã hội nên họ cần một chỗ dựa tinh thần trong cuộc sống. Các hoạt động của lễ hội đã tái hiện sinh động bức tranh văn hoá cổ truyền của nhân dân vùng này mang đậm bản sắc văn hoá của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Đồng thời đó cũng là không gian, thời gian và cơ hội cho con người giao cảm với thần linh, con người giao cảm với con người để mọi ngưòi hiểu nhau hơn, thân ái với nhau hơn và đoàn kết nhau lại cùng tạo ra sức mạnh cộng đồng.

Lễ hội chùa Đọi không chỉ là nơi con người thoả mãn nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh mà còn là một điạ chỉ để con người về đây thăm thú và thưởng thức vẻ đẹp của ngôi chùa hay tìm thấy sự yên tĩnh thanh thản trong tâm hồn. Đó cũng là nét đẹp, là sức sống của lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại và đó cũng là lí do tại sao chúng ta phải bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần quý báu được lưu giữ trong lễ hội truyền thống nơi đây trong quá trình phát triển kinh tế xã hội kết hợp giữa phát triển du lịch và lễ hội truyền thống.

KẾT LUẬN

Lễ hội chùa Đọi là một lễ hội chùa truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước đặc biệt là cư dân vùng đồng trũng Hà Nam nơi mà lễ hội còn bảo lưu nhiều giá trị văn hoá truyền thống. Tìm hiểu về chùa Đọi và lễ hội chùa Long Đọi Sơn chúng tôi có thể đưa ra một số nhận xét:

1. Chùa Đọi là một ngôi chùa cổ kính nằm trên đỉnh núi Đọi Sơn có lịch sử đã trải dài cả ngàn năm. Đây là cơ sở thờ tự chung của cư dân trong vùng. Lịch sử ngôi chùa khi mới bắt đầu xây dựng gắn với vai trò của tôn thất triều Lý như : Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Nguyên phi Ỷ Lan,… Do vậy, trước đây dưới triều Lý nó là một ngôi chùa rất lớn và là trung tâm Phật giáo của vùng trấn Sơn Nam xưa. Ngôi chùa cổ đó đã bao lần bị phá huỷ bởi chiến tranh và được xây dưng lại mà chúng ta thấy rất rõ qua những di tích cổ để lại. Tại ngôi chùa này hiệ nay còn nhiều di vật quý để lại như là những tư liệu quý giá cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ hơn về đời sống kinh tế, văn hoá truyền thống, sinh hoạt tôn giáo tâm linh cũng như nghệ thuật kiến trúc của xã hội và con người nơi đây.

2. Chùa Đọi là một quần thể kiến trúc rất rộng lớn, là trung tâm tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh và sinh hoạt cộng đồng của người dân nơi đây. Ngôi chùa này còn là một nơi có phong cảnh đẹp, là một danh lam thắng cảnh trấn Sơn Nam xưa được phong là Nam thiên đệ tam động. Đến với chùa Đọi con người không chỉ đến đây để thoả mãn như cầu sinh hoạt tâm linh tôn giáo tại ngôi chùa thiêng này mà con người lên đây để hoà mình vào cảnh đẹp của một “đại cảnh trí thiên nhiên” để thấy được và cảm nhận hết vẻ đẹp của quê hương đất nước mình. Từ đó, họ thấy yêu quê hương mình hơn để cùng góp sức mình phát triển quê hương đất nước đi lên

mà vẫn bảo tồn và phát triển những giá trị văn hoá truyền thống vô giá của quê hương.

3. Chùa Long Đọi Sơn là một cơ sở thờ tự của Phật giáo. Tuy nhiên trên thực tế nó không hẳn là cơ sở thờ tự của riêng Phật giáo mà trong đó nó thể hiện sự dung hoà của tam giáo đồng nguyên Nho-Phật Đạo ngay ở trong quần thể thờ tự và các hoạt động lễ tế. Là một ngôi chùa nhưng trong đó bao gồm cả đền thờ Mẫu, Ban thờ Đức Thánh ở hậu điện và thờ Phật ở tiền đường của toà Tam Bảo. Cội rễ của tất cả các hình thức này là những tín ngưỡng dân gian bản địa của người dân Việt cổ. Sự dung hoà tôn giáo tín ngưỡng nơi đây vừa thể hiện hoạt động tâm linh tôn giáo của con người nơi đây rất phong phú vừa thể hiện tư tưởng mở và khát vọng được sống trong hoà bình của nhân dân nơi đây như sự dung hoà các tôn giáo. Đó cũng là đặc điểm của tình hình tôn giáo Việt Nam nói chung và cư dân vùng đồng chiêm trũng nói riêng.

4. Lễ hội chùa Đọi là một hoạt động văn hoá tâm linh truyền thống đã có từ lâu đời hàng năm đựoc tổ chức trong 3 ngày nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt tinh thần của người dân nơi đây. Trong cuộc sống ai cũng có những ước mơ khát vọng nhưng họ gặp không ít những thất bại và bất lực trong cuộc sống. Do vậy con người đến đây để cầu mong sự giúp đỡ của các bậc thần linh tiếp thêm cho họ ý chí và nghị lực để tiếp tục vươn lên trong cuộc sống. Do vậy, qua lễ hội họ muốn lôi kéo thần linh về phía mình trong cụôc đấu tranh khắc nghiệt ấy. Giá trị của lễ hội thể hiện ở đó.

5. Lễ hội chùa Đọi là một lễ hội mang hình thức là một lễ hội tôn giáo nhưng trong đó là nơi lưu giữ và bảo tồn nhiều giá trị văn hoá truyền thống cao đẹp của dân tộc ta thể hiện trong các hoạt động của lễ hội. Lễ hội chùa Đọi đuợc tổ chức không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân nơi đây mà còn là nơi tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục truyền thống đoàn kết, đạo lí uống nước nhớ nguồn của ngưòi dân Việt Nam đối với những người có công lao với đất nước, với dân tộc và với ngôi chùa

cũng như nhân dân nơi đây. Ngoài ra lễ hội còn là dịp để con người thoả mãn nhu cầu giao lưu tình cảm, hiểu nhau hơn, đoàn kết nhau hơn và cộng cảm với nhau cùng nhau tạo nên sức mạnh trong cuộc sống hiện tại. Đó chính là cội nguồn của sức mạnh của dân tộc mà hoạt động lễ hội là một môi trường tốt nhất để thể hiện và lưu giữ nó.

6. Lễ hội chùa Đọi còn là một lễ hội khá độc đáo của vùng này. Đó là ngôi chùa chung và lễ hội chung của cả dân làng trong xã Đọi Sơn. Do vậy hàng năm trong công việc tổ chức lễ hội họ cần phải đoàn kết nhau nhau lại cùng nhau chia sẻ trách nhiệm và gánh vác công việc chung. Khối đoàn kết cộng đồng cư dân từ đó ngày càng được củng cổ vũng chắc hơn trong giai đoạn hiện đại. Đây là một truyền thống văn hoá tốt đẹp của nhân dân vùng này, nó đựoc hình thành từ các cuộc đấu tranh trong cuộc sống để tồn tại trong lịch sử và nó cũng là động lực to lớn cho người dân nơi đây trong cuộc đấu tranh hôm nay.

Lễ hội chùa Đọi được tổ chức nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí và cộng cảm của con người trong cuộc sống sau những ngày lao động vất vả, để con người giải toả hết mọi lo âu trong cuộc sống để lấy lại sức lực cho ngày mai.

Đến với chùa Đọi và lễ hội chùa Đọi chúng ta thấy được một cách khái quát nhất về tự nhiên, lịch sử ,văn hoá, tâm linh của người dân nơi đây.

Lễ hội là một hoạt động bảo lưu tốt nhất những giá trị văn hoá truyền thống. Mặc dù bây giờ lễ hội chùa Đọi được coi là một lễ hội truyền thống nhưng trong xu thế tồn tại của hoạt động này nó đang bị biến đổi mạnh mẽ dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường. Nhiều hoạt động văn hoá truyền thống bị mất đi thay vào đó là một số trò chơi hiện đại mang nặng tính thương mại và vụ lợi đôi khi là cả lừa bịp hoặc là một sự biến tướng của một trò chơi mang tính truyền thống như hội đấu cờ thế chẳng hạn. Riêng về hiện tượng hầu đồng, hầu bóng tại đây có phần phổ biến mà không thể tránh khỏi các yếu tố tiêu cực.

Lễ hội chùa Đọi là một lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hoá của vùng đồng chiêm trũng. Dưới tác động của đời sống xã hội hiện đại lễ hội Chùa Đọi đang mất dần di những giá trị văn hoá truyền thống quý báu của vùng. Đây là những giá trị tinh thần vô giá mà lễ hội truyền thống lưu giữ được truyền lại cho thế hệ tương lại. Sự giao thoa giữ văn hoá truyền thống và hiện đại là một kết quả tất yếu của dòng chảy lịch sử nhưng điều quan trọng

Một phần của tài liệu lễ hội chùa đọi trong đời sống của cư dân trong vùng (Trang 78 - 91)