Lễ hội chùa Đọi nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí trong nhân dân.

Một phần của tài liệu lễ hội chùa đọi trong đời sống của cư dân trong vùng (Trang 64 - 66)

nhân dân.

Trong cuộc sống đời thường thì nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng mà người ta hay gọi chúng là những nhu cầu về vật chất hay nhu cầu về tinh thần. Trong số đó có những nhu cầu được đáp ứng trong cuộc sống bằng sự cố gắng của con người nhưng cũng có khi nó mãi mãi vẫn chỉ là những khát vọng. Do vậy lễ hội xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu đó với mục đích để con người lấy lại thăng bằng và động lực trong cuộc sống.

Người Việt Nam có câu:

Tháng giêng là tháng ăn chơi, Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè.

Đây là thời gian biểu xưa kia của nhà nông đặc biệt ở vùng châu thổ Bắc Bộ. Cuộc sống chính của người dân nơi đây chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nghề nông là một nghề vất vả, quanh năm bán mặt cho đất án lưng cho trời để đảm bảo cho cuộc sống. Đặc biệt vùng Hà Nam nói chung và Đọi Sơn nói riêng lại là một vùng đồng chiêm trũng “chiêm khê mùa thối” quanh năm nên năng suất lao động không cao nhưng lại thường xuyên phải vật lộn với lũ lụt khi mùa mưa bão về. Do vậy cuộc sống của người dân nơi đây chật vật đủ đường. Chính trong điều kiện đó người dân vùng này đã xây dựng cho mình một nền văn hoá mang đậm bản sắc của vùng quê ngập úng.

Lễ hội chùa Đọi được tổ chức vào hạ tuần tháng 3 là khoảng thời gian nông nhàn trước khi bước vào một vụ thu hoạch mới. Cả năm vất vả nên trong những ngày hội, họ tạm thời gác lại mọi lo âu trong cuộc sống vật chất

đời thường nô nức kéo nhau đi tham dự lễ hội. Lễ là hoạt động tâm linh còn hội lại mang tính chất đời thường trần tục nhưng lại được sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo nhân dân tham gia lễ hội.

Trong 3 ngày diễn ra lễ hội tại chùa Đọi Sơn nhiều trò chơi dân gian truyền thống được tổ chức thu hút đông đảo người dân tham gia. Những trò chơi đó thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc như: đấu vật, kéo co, chọi gà, …. Trong hoạt động sản xuất ai cũng cần đến sức khoẻ. Tại hội vật ai cũng có quyền tham gia thi đấu nhưng đây là những hoạt động vui chơi trong lễ hội nên nó chỉ mang tính chất tham gia cổ vũ chứ không mang nặng tính chất thắng thua trong thi đấu. Dù thắng, dù thua, dù có bị bẩn hết quần áo, bầm dập chân tay nhưng mọi người đều rất vui vẻ và phần thưởng lớn nhất mà họ nhận được đó là những tràng cười vui, những tiếng hò hét cổ vũ của khán giả trong lễ hội. Bên cạnh đó trong lễ hội còn tổ chức nhiều trò chơi phản ánh ước mong cầu mùa, phồn thực như hội đua thuyền, hát giao duyên… hay có những trò chơi rèn luyện trí não như đấu cờ….được mọi người hưởng ứng nhiệt liệt. Tự dưng mọi mệt mỏi lo toan trong cuộc sống thường nhật tan biến hết để nhường chỗ cho những nét mặt rạng rỡ vui tươi.

Sau nhưng hoạt động vui chơi bổ ích như vậy mọi người thấy tinh thần sảng khoái, phấn chấn như được tiếp thêm sức mạnh từ thần linh và cộng đồng để sẵn sàng đương đầu với những khó khăn của cuộc sống ngày mai với tinh thần và khát vọng chiến thắng. Họ coi đó như một may mắn của mình vì trong cuộc chơi đó có sự chứng giám và phù hộ của các bậc thần linh và sự cổ vũ của cộng đồng. Lễ hội chùa Đọi tổ chức nhiêù trò chơi dân gian nhằm tái hiện cảnh sống thanh bình của đất nước qua đó cũng thể hiện khát vọng mong ước hoà bình của nhân dân nơi đây. Một đất nước thanh bình thịnh vượng thì mới cảm nhận hết cái hay, cái đẹp và ý nghĩa sâu xa của các hoạt động trong lễ hội. Đồng thời nó cũng thể hiện sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong cuộc đấu tranh để sinh tồn và phát triển của nhân dân Đọi Sơn.

Với vai trò và những tác động to lớn đến cuộc sống của người dân nên hàng năm trong 3 ngày hội nhân dân địa phương và khắp nơi cùng về đây tham dự lễ hội. Đó chính là lí do giải thích tại sao mọi người lại háo hức chờ đời mùa lễ hội năm sau và đó cũng là lí do để lý giải một phần nào đó câu hỏi: Tại sao người ta đi hội đông đến như vậy?

Một phần của tài liệu lễ hội chùa đọi trong đời sống của cư dân trong vùng (Trang 64 - 66)